NTM trên địa bàn huyện Hiệp Đức
2.2.1. Công tác lập dự toán
Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020 được BQL các xã tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư trong xã, tổ chức Hội nghị cán bộ từ Ban Phát triển thôn đến BCĐ xã để thông qua nhằm lấy ý kiến đóng góp sữa đổi, bổ sung xây dựng Đề án. Sau khi lấy ý kiến góp ý sữa đổi xong, BQL xã điều chỉnh hoàn thiện Đề án trình cho UBND xã xem xét. UBND xã tham mưu với Đảng ủy và Thường trực HĐND triệu tập kỳ họp HĐND (kỳ họp chuyên đề) để thông qua Đề án và ban hành Nghị quyết về việc xây dựng Đề án nông
thôn mới giai đoạn 2011-2020. Khi có Nghị quyết của HĐND xã, Ủy ban nhân dân xã tiến hành trình cho các phòng chuyên môn của huyện thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt, UBND huyện ra Quyết định phê duyệt số 107/QĐ- UBND ngày 30/3/2012.
Huyện ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/HU ngày 18/7/2011 của Huyện ủy Hiệp Đức về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia "xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2011 – 2020; Nghị quyết số 33, 51 của HĐND huyện về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2013 - 2020 và quy định tỷ lệ đối ứng từ ngân sách huyện cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và các nguồn vốn khác trên địa bàn huyện Hiệp Đức; ban hành Quyết định về danh mục các công trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
UBND huyện triển khai cho các ban, ngành, các tổ chức chính quyền, các xã trên địa bàn tham gia lựa chọn những nội dung công việc cần làm trước, làm sau nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và phù hợp với khả năng, điều kiện của từng địa phương như ưu tiên các tiêu chí về điện, giao thông, thủy lợi.
Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình kinh tế xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hằng năm đối với các công trình đơn giản, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình ( như làm sân bãi nhà thôn, các đường ngõ xóm).
Cử đại diện tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn; tổ chức quản lý, vận hành và bảo dững các công trình sau khi hoàn thành. Thông thường người đại diện cho người dân là các thành viên quân- dân chính của các thôn.
Để thực hiện Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới của huyện phối hợp với ban ngành tiến hành lập dự toán, sau đó tổ chức họp lấy ý kiến thống nhất về các nội dung của dự toán để trình lên Sở kế hoạch- đầu tư, UBND tỉnh để thẩm định, phê duyệt dự toán và phân bổ ngân sách theo đúng danh mục xây dựng Đề án nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.
Lập dự toán chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng nông thôn mới ở địa phương nói riêng được tiến hành đồng thời với lập dự toán chi ngân sách nói chung do đó nó được lập trong sự cân đối tổng thể của chi ngân sách Nhà nước của địa phương và phân định rõ số tiền cho mỗi cơ quan, đơn vị được hưởng là bao nhiêu, hoặc đối với mỗi tiểu mục cũng được xác định rõ là tiểu mục đó được chi là bao nhiêu. Việc quy định cụ thể các mức chi yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải chi theo đúng khoản mục quy định và cần phải có chế giải trình với những yếu tố đầu vào.
Việc lập dự toán ngân sách xây dựng nông thôn mới bắt đầu thực hiện từ năm 2013 dựa trên cơ sở khái toán kinh phí đầu tư của các xã đã xây dựng đề án theo lộ trình thực hiện cho từng tiêu chí đăng ký đạt chuẩn trên địa bàn huyện cụ thể như sau:
Giai đoạn 2013-2015: 203.652,89 triệu đồng.
+ Tiêu chí 1: Quy hoạch nông thôn mới. + Tiêu chí 9: Xóa nhà tạm bợ, dột nát + Tiêu chí 8: Bưu điện.
+ Tiêu chí 14: Giáo dục. + Tiêu chí 16: Văn hóa.
+ Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị xã hội.
Giai đoạn 2016-2018: 146.622 triệu đồng.
+ Tiêu chí 03: Thủy lợi.
+ Tiêu chí 15: Y tế.
+ Tiêu chí 02: Hệ thống giao thông nông thôn. + Tiêu chí 17: Môi trường.
Giai đoạn 2019-2020: theo dự kiến kinh phí thực hiện.
+ Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa. + Tiêu chí 10: Thu nhập.
+ Tiêu chí 07: Xây dựng chợ đạt chuẩn.
+ Tiêu chí 11: Hộ nghèo giảm xuống dưới 5%. + Tiêu chí 12: Lao động.
+ Tiêu chí 13: Tổ hợp tác, hợp tác xã.
UBND huyện chỉ đạo tiếp tục giữ vững và đầu tư nâng chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015. Phấn đấu đến năm 2020 có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế 6 xã: Quế Thọ, Quế Bình, Bình Lâm, Bình Sơn, Hiệp Hòa, Hiệp Thuận). Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của 05 xã còn lại (Phước Gia, Phước Trà, Sông Trà, Thăng Phước, Quế Lưu): 10 tiêu chí/xã, không có xã dưới 5 tiêu chí. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân chung toàn huyện: 14,91 tiêu chí/xã. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 8%; trong đó, 3 xã Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Bình Sơn, dưới 5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 54% và 100% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, trên 95 % số hộ có hố xí và nhà tắm hợp vệ sinh. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT 85%.
Việc cấp phát và thanh toán vốn ngân sách đầu tư cho các dự án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2018 của huyện Hiệp Đức còn có nhiều dự án đã được quyết toán và có các dự án đang thực hiện quyết toán vốn ngân sách đầu tư vẫn còn tình trạng chưa giải ngân kịp thời; dự án hoàn thành của cấp thẩm quyền phải thực hiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đúng theo quy định.
2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán
Huyện Hiệp Đức, có 11 xã đăng ký xây dựng NTM. Sau 5 năm nỗ lực thực hiện, cuối năm 2015 các xã được chọn làm điểm của huyện là Bình Lâm, Quế Thọ, Quế Bình đã hoàn thành 19 tiêu chí và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn. Thế nhưng, sau hơn 1 năm công bố xã NTM, cả 3 xã điểm này đều bị “rớt” tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều và tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, tiếp cận pháp luật.
Sở dĩ có tình trạng nhiều xã bị “rớt” các tiêu chí NTM đã đạt là theo quy định của bộ tiêu chí mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg (ngày 17.10.2016), chất lượng các tiêu chí được nâng lên và nhiều tiêu chí được tăng thêm chỉ tiêu so với bộ tiêu chí cũ áp dụng trong giai đoạn 2011 - 2016”. Trong số 19 tiêu chí của bộ tiêu chí mới thì có 7 tiêu chí tăng thêm 11 chỉ tiêu. Cụ thể, tiêu chí số 6 tăng 1 chỉ tiêu, tiêu chí số 8 tăng 2 chỉ tiêu, tiêu chí số 13 tăng 1 chỉ tiêu, tiêu chí số 15 tăng 1 chỉ tiêu, tiêu chí số 17 tăng 3 chỉ tiêu, tiêu chí số 18 tăng 2 chỉ tiêu, tiêu chí số 19 tăng 1 chỉ tiêu.
Theo nhiều ý kiến khác, một số phòng, ban cấp huyện khi thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán các công trình đặc thù đã cắt giảm các chi phí như khảo sát, giám sát cộng đồng, quản lý dự án, kiểm toán... nên chủ đầu tư khó khăn trong quá trình thực hiện. Không chỉ vậy, chưa tích cực đôn đốc, hướng dẫn các xã lập và trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình NTM giai đoạn 2016 - 2020. Được biết, mặc dù thời gian qua Ban Chỉ đạo NTM cấp tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, nhắc nhở nhưng đến nay vẫn còn 38/204 xã chưa được UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 2016 - 2020. Trong khi đó, có huyện vẫn chưa phân cấp cho UBND cấp xã làm chủ đầu tư các công trình hạ tầng theo quy định của Trung ương nên UBND các xã không chủ động trong việc
huy động nguồn lực tài chính, vận động nhân dân và tổ chức thực hiện chương trình...
Vốn đầu tư là điều kiện quyết định tới việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Trên thực tế, huy động vốn đầu tư xây dựng NTM còn hạn chế về số lượng và cơ cấu nguồn vốn.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động có thể thấy, nguồn vốn đầu tư cho Chương trình xây dựng NTM chủ yếu từ ngân sách Nhà nước (NSNN) nhưng còn hạn chế, (vốn từ ngân sách Trung ương cho xây dựng NTM thấp so với cam kết (hơn 3% trong khi cam kết là 23%); Chương trình xây dựng NTM, nội dung tiêu chí nhiều, việc phân bổ nguồn lực còn bị phân tán; Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng vốn đầu tư kinh tế - xã hội; Cơ chế lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa rõ ràng và chưa quan tâm tới đặc thù của từng địa phương… Huy động vốn đầu tư của DN vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Chính sách huy động vốn và ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa đủ hấp dẫn. Số liệu thống kê cho thấy, cả nước có 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp với số vốn chiếm khoảng gần 3% tổng số vốn đầu tư của cộng đồng DN vào sản xuất kinh doanh. Hoạt động đầu tư vào nông nghiệp là các DN có quy mô nhỏ, số DN có quy mô vốn dưới 05 tỷ đồng chiếm 55%. Trong khi, huy động vốn đầu tư từ nông dân hiện còn ít, do nguồn thu nhập thấp, đóng góp xây dựng NTM của người dân theo nguyên tắc tự nguyện, cũng chưa phải là khoản thu bắt buộc...
Quy định pháp lý về vay vốn, nguồn trả nợ và thanh toán nợ đọng xây dựng NTM của các địa phương còn thiếu đã làm cho việc phát sinh nợ đọng và giải quyết nợ đọng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Các DN có nhu cầu vay vốn lớn và dài hạn để đầu tư cho các công trình như hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn, đầu tư phát
triển nông nghiệp công nghệ cao… bị giới hạn về thời gian và tỷ lệ vay vốn. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn; Chính sách bảo hiểm nông nghiệp kém hiệu quả cũng là một nguyên nhân khiến các ngân hàng hạn chế tỷ lệ cho DN vay vốn.
Mặc dù, thể chế NTM đã được đề cập tại Nghị quyết 26/NQ-TW nhưng việc xây dựng và ban hành các quy định pháp lý còn chưa kịp thời và đầy đủ. Huy động vốn đầu tư cho NTM còn thiếu hành lang pháp lý và cơ chế vững chắc để thu hút nguồn vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Quy định pháp lý về huy động vốn đầu tư của cộng đồng dân cư và giải quyết nợ đọng xây dựng NTM chưa đầy đủ, một số chính sách chỉ mang tính khuyến khích. Pháp luật về đầu tư công, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực trong xã hội mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn không tránh khỏinhững khó khăn về quy trình, thủ tục.
Qua 03 năm (2016-2018) thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Hiệp Đức dựa trên dự toán ngân sách được giao tiến hành thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng nông thôn mới, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo qui định của pháp luật.
Tình hình phân bổ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện ưu tiên cho 03 xã Hiệp Thuận; Hiệp Hòa; Bình Sơn đăng ký về đích nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; riêng các xã còn lại được phân bổ một ít từ nguồn vốn TW, còn lại sử dụng nhiều loại nguồn vốn khác như: vốn huyện, xã, nguồn khác….
Qua công tác kiểm tra, giám sát để nắm bắt tình hình giải ngân các nguồn vốn đã phân bổ trong năm 2018 và những năm tiếp theo, giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình
NTM tại địa phương. Qua đó, góp phần hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng NTM.
Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra đánh giá tình hình thực tế xây dựng NTM ở 11 xã. Cụ thể là tình hình huy động nguồn lực, phân bổ các nguồn vốn, nhu cầu vốn, vốn phát triển sản xuất và sử dụng xi măng trong xây dựng đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù. Các đoàn kiểm tra còn nắm bắt tình hình thực hiện các công trình chuẩn bị đầu tư, như đường giao thông, nhà văn hóa, trường học để đầu tư mới hoặc nâng cấp, sửa chữa và mô hình sản xuất tiêu biểu cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt lắng nghe ý kiến người dân phản ánh về những khó khăn, vướng mắc, từ đó có đề xuất giải pháp, định hướng phát triển sản xuất phù hợp. Kết quả, hầu hết các xã đạt từ 14-17 tiêu chí, còn lại là những tiêu chí khó, cần nhiều vốn, như: trường học, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, điện...
Tình hình thực hiện giải ngân trong năm 2018 nguồn vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng nông thôn mới (số liệu cập nhật đến ngày 31/1/2019) giải ngân 20.824/21.446 triệu đồng, đạt 97,1 %; trong đó Vốn ĐTXD giải ngân 14.632/15.076 triệu đồng, đạt 97,1%, vốn SN giải ngân 6.192/6.370 triệu đồng, đạt 97.2 %. cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp giải ngân nguồn vốn phân bổ
ĐVT: Triệu đồng
TT Xã
Tổng nguồn vốn Giải ngân
Tỉ lệ giải ngân (%) Vốn đầu tư Vốn sự ngiệp Tổng Tổngcộng Vốn sự nghiệp Vốn ĐTPT 1 B. Lâm 556 675 1.231 1.149 593 556 93,34 2 Q. Thọ 676 675 1.351 1.220 675 545 90,30 3 B.Sơn 1.670 1.055 2.725 2.722 1.052 1.670 99,87 4 T.Phước 556 145 701 701 145 556 100,00 5 H.Thuận 5.640 615 6.255 6.242 615 5.627 99,79 6 H.Hòa 2.640 855 3.495 3.493 853 2.640 99,95 7 Q.Lưu 556 145 701 680 124 556 96,97 8 Q.Bình 556 686 1.242 1.242 686 556 100,00 9 P.Gia 835 145 980 680 145 535 69,39 10 P.Trà 835 145 980 980 145 835 100,00 11 S.Trà 556 145 701 701 145 556 100,00 12 NN&PTNT 0 195 195 158 158 81,27 13 TB&XH 0 150 150 135 135 90,18 BCĐ 0 69 69 69 69 100,00 UBMT huyện 20 20 0 5 14 GD&ĐT 0 300 300 297 297 99,00 UBND huyện 350 350 350 350 Tổng cộng 15.076 6.370 21.446 20.824 6.192 14.632 2.2.3. Thực trạng quyết toán vốn NSNN
Quyết toán vốn NSNN có vị trí rất quan trọng trong hoạt động đầu tư. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc quyết toán vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng nó mà còn tác động trực tiếp đến qaun hệ kinh tế tầm vĩ mô.
Theo Sở kế hoạch và Đầu tư, việc quyết toán vốn ngân sách đầu tư không chỉ riêng huyện Hiệp Đức mà phạm vi trên toàn tỉnh đều chậm trể; không chỉ vốn ngân sách tập trung mà còn nhiều nguồn vốn khác. Mặc dù trong các năm gần đây đã tập trung tháo gỡ song kết quả vẫn chưa như mong muốn.
Qua 03 năm (2016-2018) Hiệp Đức đã phân bổ vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng nông thôn mới hơn 100 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản, trong đó dự án y tế, giáo dục chiếm 8,74%; giao thông, thuỷ lợi 60,27%; xây dựng trụ sở làm việc