Những thách thức trong quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuy (Trang 77 - 80)

Quảng Ninh hiện nay

Thách thức từ sự bùng nổ thông tin và các thiết bị nghe nhìn

Hiện nay, trong thời kỳ bùng nổ thông tin, sự phát triển vượt bậc, đa dạng của văn hóa nghe, nhìn, các loại hình giải trí, internet, máy tính bảng, … rất phổ biến và tiếp cận sâu rộng tới mọi người, từ đó khiến thời gian đọc sách bị co hẹp hơn. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho tính chất nghề thư viện có nhiều thay đổi, một số chức năng của việc đọc đã được các phương tiện nghe nhìn đảm nhận.

Thế giới đang chuyển mình để hòa vào dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế ấy. Trước tình hình đó, hệ thống thư viện cần có những bước biến chuyển mạnh mẽ, không chỉ là nơi lưu trữ, phục vụ tài liệu truyền thống, mà sẽ trở thành các trung tâm thông tin điện tử với một đội ngũ cán bộ thư viện thực sự là những chuyên gia thông tin. Để làm được điều đó, đòi hỏi chúng ta phải chuyển sang phương thức quản lý mới, quản lý một cách khoa học, năng động, luôn luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tăng cường nguồn lực thông tin, thường xuyên quảng bá hình ảnh thư viện hơn nữa.

Thách thức từ việc thực hiện cơ chế tự chủ:

Từ năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; tinh giản bộ máy, biên chế, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp.

nhằm tăng cường tính tự chủ, nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi phương thức từ cấp phát, phân bổ ngân sách theo sản phẩm “đầu vào” trước đây sang cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo sản phẩm “đầu ra” đối với các đơn vị. Trên cơ sở đó, Quảng Ninh đã tập trung từng bước triển khai các nghị định của Chính phủ về công tác tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp. Thực hiện theo Quyết định số 4217/QĐ-UBND năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với sự nghiệp công lập, Thư viện tỉnh Quảng Ninh được giao tự chủ tài chính 20%. Thư viện là một thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng, là một đơn vị sự nghiệp có thu có xuất phát điểm thấp, hơn nữa tại Quảng Ninh bạn đọc chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ thư viện, nguồn thu của Thư viện chủ yếu từ phí thư viện (Phí sử dụng thư viện đối với trẻ em: 20.000vnd/thẻ/năm, người lớn: 40.000vnd/thẻ/năm) vì vậy khi thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ thật thật sự đã có những áp lực không nhỏ trong quá trình điều hành quản lý thư viện.

Lãnh đạo thư viện cần thay đổi cơ chế hoạt động, tìm nguồn thu để vừa đảm bảo lương cho CBVCNLĐ, vừa đảm bảo các hoạt động đạt hiệu quả cao. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, viên chức, người lao động thư viện chưa chưa kịp thích ứng, chưa nhận thức đầy đủ về cơ chế tự chủ để chủ động tham mưu và tổ chức thực thi nhiệm vụ được giao.

Thách thức từ chất lượng nguồn nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực đã và đang là thách thức đối với công tác quản lý thư viện trên cả nước nói chung và của Thư viện tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trong kỷ nguyên thông tin như hiện nay, cán bộ thư viện không chỉ đơn thuần thực hiện các quy trình mượn trả sách, mà còn phải có kiến thức, kỹ năng và công cụ trong việc xử lý thông tin kỹ thuật số để trở thành người sáng tạo, thu thập, tổng hợp và truyền thông tin đầy đủ năng lực. Cán

bộ thư viện vẫn luôn là nhân tố thành công chủ yếu, cho phép thư viện thực hiện vai trò của mình là một hệ thống cung cấp thông tin cho xã hội.

Tuy nhiên, để có thể phát huy hết vai trò đó theo đúng nghĩa, bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có cả những yêu tố cần thiết khác như: lòng yêu nghề; sự năng động, sáng tạo trong công việc; có trình độ tin học và ngoại ngữ; có kiến thức xã hội và các kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình… để có thể quảng bá hình ảnh, giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại của thư viện tới người dùng, thu hút được ngày càng đông bạn đọc đến với thư viện. Đây là những kỹ năng còn đang thiếu đối với cán bộ thư viện tỉnh Quảng Ninh nói riêng cũng như hệ thống thư viện trên cả nước nói chung. Hơn nữa, với chính sách và chế độ đãi ngộ dành cho ngành thư viện còn hạn chế như hiện nay, rất khó để giữ vững sự tâm huyết, nhiệt tình của cán bộ thư viện đối với sự nghiệp hoạt động chung. Đây chính là thách thức đối với người làm công tác quản lý trong thời kỳ hiện nay.

Thách thức từ yêu cầu của thời kỳ kinh tế thị trường:

Thư viện tỉnh Quảng Ninh là một trong những thư viện thuộc nhóm đầu cả nước về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Song song với sự quan tâm, đầu tư về trụ sở, hạ tầng của tỉnh là sự kỳ vọng vào một thiết chế văn hóa có những bước phát triển nhảy vọt xứng tầm với những thế mạnh đã có.

Chính vì vậy, mặc dù không đòi hỏi ngành thư viện làm ra của cải vật chất như các doanh nghiệp nhưng lại có sự đòi hỏi gắt gao hơn về hiệu quả trong hoạt động thư viện. Thách thức đối với công tác quản lý của Thư viện tỉnh Quảng Ninh là làm sao tìm ra những bước đi phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, làm tốt công tác chấn hưng văn hóa đọc, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương,... phát huy tối đa những tiềm năng và thế mạnh hiện có để thực sự là một thiết chế văn

hóa năng động, hiện đại xứng tầm với sự đầu tư và kỳ vọng của lãnh đạo các cấp cũng như quần chúng nhân dân.

Những thách thức trên đối với Thư viện tỉnh Quảng Ninh cũng chính là cơ hội để Thư viện thay đổi, chuyển mình, phát triển theo mô hình thư viện năng động và hiện đại hơn, đúng như bà Bùi Thúy Hải - Phó phòng Nghiệp vụ Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh (Phụ trách trực tiếp lĩnh vực thư viện) đã trả lời trong cuộc phỏng vấn: “Trước bối cảnh mới, vận hội mới, nhìn nhận nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của hệ thống thư viện trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, chúng ta thấy bên cạnh những cơ hội vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức cần phải đối mặt, đòi hỏi mỗi cán bộ thư viện cũng như các cấp quản lý cần cần có tư duy mới, phù hợp với xu thế thời đại, năng động, sáng tạo, nỗ lực làm việc và cống hiến nhiều hơn. Đó là bước chuyển quan trọng của văn hóa đọc trong xu thế toàn cầu hóa, là sự sự chuyển mình có tính quy luật của hoạt động thư viện từ truyền thống sang hiện đại trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” [Phụ lục 4.1, tr.139].

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuy (Trang 77 - 80)