Các ký hiệu chỉ các mối quan hệ được giải thích rõ trong phần tham vấn gia đình (xem giải thíc hở sơ đồ Cây

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Tham vấn căn bản (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 56 - 59)

- Đi khám sức khỏe Được khám sức khỏe định kỳ và

8 Các ký hiệu chỉ các mối quan hệ được giải thích rõ trong phần tham vấn gia đình (xem giải thíc hở sơ đồ Cây

THAM VẤN CĂN BẢN

Phụ lục 2.

Khả năng lắng nghe của bạn như thế nào?

Trả lời câu hỏi sau. Trong 3 phương án của mỗi câu, chọn một phương án đúng với mình nhất.

1. Khi có ai đó kể về một việc họ đã làm, bạn có dễ dàng đánh giá hành động của họ là xấu hay tốt không?

a. Không, tôi không dễ dàng đánh giá được hành động của họ b. Có, tôi dễ dàng đánh giá được

c. Thỉnh thoảng tôi thấy dễ

2. Khi nghe một người kể về chuyện của họ (câu chuyện đó tương tự như của bạn, hoặc của người khác mà bạn biết), bạn có cảm thấy là mình muốn người đó kết thúc để bạn có thể kể cho người ấy câu chuyện của chính mình không?

a. Có, tôi thường cảm thấy như vậy b. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy như vậy c. Họa hoằn lắm tôi mới thấy như vậy

3. Nếu bạn thân của bạn kể về một câu chuyện mà chồng, vợ cô / anh ấy đang làm người đó đau lòng, bạn sẽ:

a. Muốn cứu bạn mình. Ví dụ: bạn đến nói chuyện với chồng / vợ của họ, để họ không tiếp tục làm cho bạn mình đau lòng

b. Cố gắng khuyên bạn mình để bạn với đi nỗi đau. Ví dụ: Chỉ ra những ưu điểm của vợ/chồng họ

c. Cứ để cho bạn của mình nói, sau đó hỏi xem bạn mình muốn gì

4. Hãy tưởng tượng một tình huống sau: bạn là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, một khách hàng đến phàn nàn với bạn rằng con gái của anh ta dạo này hay đi chơi về khuya, học hành bê trễ. Bạn cảm thấy nhức nhối vì chính con của bạn cũng như vậy và bạn đang chưa biết xử lý như thế nào với con mình. Bạn có nghĩ rằng mình sẽ:

a. Công nhận là mình cũng rơi vào tình trạng tương tự, sau đó bạn thảo luận cùng anh ta cách thức mà cả 2 bên có thể làm cho con mình

b. An ủi khách hàng, sau đó nói sang chuyện khác

c. Khuyến khích anh ta nói về vấn đề của mình, nhưng không nói gì về chuyện của con mình.

5. Khi giúp một người đang có bức xúc, bạn có thấy mình đã bỏ xót một vài thông tin mà người ấy vừa nói, vì bạn đang nghĩ đến cách thức giúp đỡ họ:

THAM VẤN CĂN BẢN

c. Điều đó thỉnh thoảng xảy ra

Cách tính điểm trắc nghiệm về khả năng lắng nghe

1. a=2 b=0 c=1

2. a=0 b=1 c=2

3. a=0 b=0 c=2

4. a=0 b=0 c=2

5. a=0 b=2 c=1

Từ 7-10 điểm: Bạn vừa là nhà tư vấn chuyên nghiệp, vừa là một trong số ít người có khả năng bẩm sinh biết lắng nghe người khác.

Từ 4-6 điểm: Bạn là người nghe tốt. Bạn hiểu tầm quan trọng của việc lắng nghe mà không để nhận xét, kinh nghiệm, tình cảm của mình xen vào chuyện của người mình đang giúp. Bạn có thể phát huy khả năng này hơn nữa.

Từ 0-3 điểm: Hãy đoán xem, bạn là người bình thường. Bạn trả lời chính xác gần như tất cả những điều mà hầu hết chúng ta thường làm trước khi được đào tạo để trở thành nhà tư vấn

THAM VẤN CĂN BẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Tham vấn căn bản (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)