KỸ NĂNG THẤU HIểU 1 Khái niệm thấu hiểu

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Tham vấn căn bản (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 36 - 39)

1. Khái niệm thấu hiểu

Thấu hiểu (Empathy) là cảm nhận điều mà thân chủ đang cảm nhận. Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc thế giới bên trong của thân chủ (C. Rogers). Thấu hiểu nghĩa là hiểu người khác bằng tình cảm cũng như bằng tư duy.

Có thể nói, thấu hiểu là khả năng nhận biết, cảm nhận, hiểu cảm xúc của người khác thông qua cử chỉ, lời nói, hành vi của người đó và là khả năng giao tiếp đúng mực để hiểu người đó. Thấu hiểu không chỉ là một kỹ năng mà là một tổ hợp các kỹ năng. Để đưa ra một lời thấu hiểu, người tham vấn phải sử dụng tốt các kỹ năng lắng nghe, xử lý im lặng và kỹ năng phản hồi.

Nhưng dấu hiệu cho thấy người tham vấn có sự thấu hiểu, đó là: - Đánh giá đúng vấn đề của thân chủ.

- Lắng nghe tốt, không chỉ bề mặt của ngôn từ mà những biểu cảm dưới ngôn từ - Có khả năng cảm nhận và hiểu những cảm xúc, những điều mà thân chủ đã trải qua. - Quan tâm đầu tiên đến nhu cầu của thân chủ.

- Nhạy cảm và tôn trọng những giá trị, những trải nghiệm của thân chủ cho dù điều đó có phù hợp với người tham vấn hay không.

- Có sự trao đổi với thân chủ những điều mà người tham vấn đã hiểu.

Kỹ năng thấu hiểu cho phép người tham vấn lắng nghe sâu sắc hơn ý nghĩ và cảm giác của thân chủ. Qua đó, người tham vấn có thể trả lời thân chủ về những điều họ nói theo những cách khác nhau.

2. Các mức độ biểu hiện thấu hiểu

Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình đào tạo, hướng dẫn người học luyện kĩ năng thấu hiểu và bằng cách thu thập các kết quả bày tỏ sự thấu hiểu của người học từ nhiều khóa đào tạo, chúng tôi nhận thấy mức độ thấp nhất của kỹ năng thấu hiểu mà người học có thể bày tỏ cho người có nhu cầu chia sẻ là nói thẳng, nói “thô bạo” vào lỗi của người xin trợ giúp. Hoặc đa số người trợ giúp sẵn sàng cho họ lời khuyên (cách nói này cũng chưa có sự thấu hiểu, thường tập trung vào sự việc chứ không phải con người) và

THAM VẤN CĂN BẢN

mức cao nhất có thể đạt tới là làm cho người xin trợ giúp cảm thấy thoải mái, cảm thấy mình được chia sẻ, nâng cao giá trị của bản thân (thấu hiểu ở mức độ cao).

Ví dụ, người mẹ chia sẻ cảm xúc với người tham vấn:

- Chị à, con gái tôi yêu một cậu bạn cùng lớp. Những lần đưa bạn về nhà chơi, tôi cảm thấy cậu ta không hề chân thành với con gái tôi. Tôi nói cháu lại không nghe vì cháu rất yêu cậu ta. Tôi buồn và lo lắng cho con tôi quá”.

Ở mức 1: Lời nói người tham vấn không những không bày tỏ được sự thấu hiểu mà còn gây ra sự khó chịu, sự bất ổn ở thân chủ, như khi nói rằng:

- Nếu cháu không nghe thì cũng phải chịu thôi vì bây giờ chúng nó yêu đương tự do, đâu có “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” như ngày xưa đâu chị. Chị nói nhiều cháu không nghe mà tình cảm mẹ con lại sứt mẻ. Chị hãy thông cảm cho cháu.

Ở mức 2. Người tham vấn nói về vấn đề của thân chủ mà không tập trung nói về cảm xúc của thân chủ, người tham vấn không truyền đạt một cách có ý nghĩa về cảm xúc của thân chủ, mà chỉ truyền đạt quan điểm, hay cảm xúc của người tham vấn và vẫn nặng về cho lời khuyên, sự chỉ dẫn. Như vẫn ví dụ trên:

- Chị cứ yên tâm, cha mẹ nào chẳng yêu thương con, rồi từ từ cháu cũng hiểu ra thôi. Chị hãy lấy dẫn chứng từ về hậu quả của việc con cái yêu và lấy người cha mẹ không đồng ý cho cháu thấy.

Ở mức 3. Lời nói có thấu hiểu giúp thân chủ vơi đi nỗi lòng do cảm thấy có người hiểu mình. Người tham vấn và thân chủ đã bày tỏ cảm xúc và ý nghĩ cho nhau. Sự bày tỏ kĩ năng thấu hiểu đòi hỏi người tham vấn phải đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ để cảm nhận về điều họ đang cảm thấy, như thể là vấn đề của mình. Người tham vấn có thể nói:

- Con gái chị yêu một cậu bạn cùng lớp mà những lần đưa bạn về nhà chơi, chị cảm thấy cậu ta không hề chân thành với con gái chị. Chị nói cháu lại không nghe vì cháu rất yêu cậu ta. Điều này khiến chị buồn và lo lắng. Một số người rơi vào hoàn cảnh của chị họ cũng có những cảm xúc như vậy.

Ở mức 4. Sự bày tỏ của người tham vấn đạt được mức độ sâu sắc về những điều thân chủ nói tới khi chỉ ra những giá trị tích cực của thân chủ và làm cho thân chủ thấy mình có giá trị.

- Chị đang buồn và lo lắng vì con gái chị yêu một cậu bạn cùng lớp, mà theo như chị cậu ta không hề chân thành với cháu. Chỉ những người mẹ thật sự yêu con và quan tâm đến hạnh phúc của con mới có cảm xúc như vậy.

Với cách bày tỏ của người tham vấn như vậy, sự nhận thức về vấn đề của thân chủ không chỉ được “ý thức hóa”, mà thân chủ còn thấu hiểu sâu sắc hơn những cảm xúc của mình. Như vậy, thân chủ sẽ có xu hướng hành động tích cực do được khẳng định giá trị thay vì duy trì những cảm xúc tiêu cực.

3. Thực hành kĩ năng thấu hiểu

THAM VẤN CĂN BẢN

một vấn đề nào đó có kèm theo cảm xúc tiêu cực, như buồn, tức giận, thất vọng, lo sợ... chúng tôi yêu cầu người học thực hiện các bước sau:

- Đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ để cảm nhận về điều họ đang cảm thấy, cảm nhận nó “như thể của mình” - Đây là yêu cầu về sự tôn trọng, chấp nhận con người thân chủ.

- Nhắc lại cảm xúc mà thân chủ đang nói và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó (thể hiện kỹ năng lắng nghe của Người tham vấn).

- Cho Thân chủ thấy điều họ đang cảm thấy là đúng trong hoàn cảnh của họ (đạt ở mức độ 3 – bắt đầu có kỹ năng), thể hiện sự chấp nhận của Người tham vấn với Thân chủ. - Thân chủ thấy họ có giá trị trong hoàn cảnh của họ (đạt ở mức độ 4).

Những lưu ý tránh sử dụng khi nói lời thấu hiểu:

- Không đưa ra lời khuyên (hãy, nên), hoặc bảo họ làm gì, làm thế nào. - Không đưa kinh nghiệm cá nhân của mình vào câu nói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không đứng về một phía nào đó (thân chủ hay các nhân vật trong câu chuyện của thân chủ) để bênh hoặc chê họ.

- Không giảng giải đạo đức, hay bình luận vấn đề, con người thân chủ. - Không đặt câu hỏi.

Có thể đưa ra ví dụ:

Thân chủ nói: “Cháu rất lo lắng vì sắp đến kì thi rồi mà cháu không làm sao nhớ được những phần đã học”.

- Trình độ tham vấn bậc 1: Chắc là cháu đang bị phân tán bởi nhiều việc nên không tập trung học được, chứ thi cử là điều tự nhiên, ai cũng phải trải qua, có gì mà lo. (không được thấu hiểu mà còn gây bực mình cho thân chủ).

- Trình độ tham vấn bậc 2: Cháu cứ yên tâm, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi, đừng lo lắng quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Cháu cứ bình tĩnh, mỗi ngày học một ít rồi dần dần sẽ nhớ thôi mà. (an ủi, cho lời khuyên, chưa hiểu thân chủ muốn đưa ra thông điệp gì). - Trình độ tham vấn bậc 3: Dường như cháu đang lo lắng vì sắp thi mà cháu không sao

nhớ được những phần đã học. Một số người rơi vào hoàn cảnh của cháu họ cũng có cảm xúc như vậy (đã thấu hiểu vấn đề của thân chủ).

- Trình độ tham vấn bậc 4: Nghe cháu nói, cô hiểu cháu là một người rất có trách nhiệm và biết quan tâm đến tương lại của mình nên cháu lo lắng vì nghĩ rằng mình không nhớ được những phần đã học. Với những trăn trở nghiêm túc như vậy cô tin là cháu sẽ vượt qua được kì thi này. (thấu hiểu bậc cao, thân chủ có cảm giác được nâng đỡ, giải thoát vì có người hiểu nỗi lòng mình).

Việc người tham vấn đưa ra một câu thấu hiểu khi nhận thấy thân chủ có cảm xúc “thiếu tích cực” về một vấn đề nào đó chỉ đơn thuần là bày tỏ sự lắng nghe, nhận biết và mong muốn đồng hành với những trải nghiệm của thân chủ. Vì vậy khi bày tỏ sự thấu hiểu, người tham vấn cần sử dụng từ dung dị, gần gũi với văn phong của thân chủ và phải

THAM VẤN CĂN BẢN

Bằng các câu thấu hiểu, người tham vấn đã khiến thân chủ cảm nhận rằng mình được tôn trọng với những trải nghiệm đang có. Từ đó, thân chủ tin tưởng người tham vấn và cảm thấy muốn tiếp tục bộc lộ mình. Việc cảm nhận được người khác lắng nghe và hiểu mình cho phép thân chủ cảm thấy đỡ lo lắng, đỡ cô độc hơn và đỡ nổi cáu hơn khi rơi vào tâm trạng xấu. Thân chủ cũng dễ dàng tiếp tục cởi mở cảm xúc, ý tưởng hay là những phản ứng của họ.

Cần lưu ý rằng, khi những câu thấu hiểu thể hiện một cách công thức, máy móc, khô cứng, không tự nhiên... thỉnh thoảng cũng bị phát hiện. Tuy nhiên, cùng với việc thực hành nhiều lần, người tham vấn sẽ kết hợp phù hợp giữa những điều mình đang cảm thấy với những biểu cảm phi ngôn ngữ, dần dần những lời thấu hiểu sẽ bớt khô cứng và tự nhiên hơn, và làm cho thân chủ dễ chấp nhận hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Tham vấn căn bản (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 36 - 39)