Thực trạng nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu 28-8 Luận văn - Bình (Trang 46 - 50)

Để nghiên cứu nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi: Theo bạn, những nguyên nhân nào có thể dẫn đến trầm cảm?, kết quả chúng tôi thu được như sau:

3.3% 18.5% Nguyên nhân tâm lý

8.7% 69.5% Nguyên nhân sinh học

Cả nguyên nhân tâm lý và sinh học

Không biết

Biểu đồ 3.3: Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm

Từ biểu đồ trên ta thấy có 69,5% sinh viên cho rằng nguyên nhân là do các yếu tố tâm lý. Cụ thể, thông tin từ bảng hỏi cho thấy đa số sinh viên đã kể ra các nguyên nhân tâm lý như: áp lực cuộc sống; cú sốc tâm lý; gia đình mâu thuẫn; bị bạo lực tẩy chay; bị mọi người xa lánh; thất bại trong cuộc sống; gia đình không quan tâm; căng thẳng về học tập... Bên cạnh đó chỉ có 52 sinh

viên (chiếm 8,7%) cho rằng trầm cảm có nguyên nhân từ nguồn gốc sinh học, cụ thể các ý kiến của sinh viên chủ yếu như: bẩm sinh; bị tổn thương não bộ; thay đổi hooc môn... Rất đáng tiếc rằng chỉ có rất ít sinh viên (3,3%) cho rằng nguyên nhân của rối loạn trầm cảm xuất phát từ cả nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân sinh học, trong đó các ý kiến chủ yếu cho rằng: Áp lực tâm lý và di truyền; Mắc bệnh gì đó và suy nghĩ bi quan; Não bị tổn thương và gặp cú sốc tâm lý…. Bên cạnh đó, có tới 18,5% sinh viên trả lời là không biết nguyên nhân của rối loạn trầm cảm.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên từng khoa về nguyên nhân rối loạn trầm cảm, chúng tôi thu được bảng sau:

Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Nguyên nhân Khoa

Kế toán Tâm lý Lịch sử Cơ khí Y Đa khoa Tâm lý giáo

dẫn đến trầm dục cảm Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tỉ lệ số (%) số (%) Tần số (%) số (%) số (%) Tần số (%) Tâm lý 66 66,0 72 72,0 68 68,0 57 57,0 78 78,0 76 76,0 Sinh học 9 9,0 7 7,0 4 4,0 7 7,0 20 20,0 5 5,0 Cả tâm lý và 7 7,0 2 2,0 0 0 6 6,0 0 0 5 5,0 sinh học Không biết 18 18,0 19 19,0 28 28,0 30 30,0 2 2,0 14 14,0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, đa số sinh viên các khoa đều cho rằng rối loạn trầm cảm có nguyên nhân từ các yếu tố tâm lý. Trong đó, ở khoa Y đa khoa có tỉ lệ sinh viên đưa ra ý kiến này là cao nhất (78%), thấp nhất là khoa Cơ khí với 57%. Mặt khác, khoa Y Đa khoa cũng có tỉ lệ cao nhất sinh viên cho rằng nguyên nhân của rối loạn trầm cảm là do các yếu tố sinh học (20%); thấp nhất là khoa Lịch sử với 4%. Qua đây có thể thấy, vẫn còn rất nhiều sinh viên các khoa, đặc biệt là khoa Y Đa khoa chưa có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm. Và cũng chính khoa Lịch sử và khoa Y Đa Khoa không có sinh viên nào cho rằng rối loạn trầm cảm có nguyên nhân từ cả yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý, điều này cho thấy trong tổng số 100 sinh viên khoa Lịch sử và 100 sinh viên khoa Y Đa khoa được nghiên cứu điều tra thì không có một sinh viên nào có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm. Hầu hết các sinh viên chỉ cho rằng bệnh này chỉ xuất phát từ một nguyên nhân, hoặc là do yếu tố tâm lý hoặc là do yếu tố sinh học. Tuy nhiên, có thể thấy ở khoa Y Đa khoa chỉ có 2% trả lời là “không biết” về nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm (chiếm tỉ lệ ít nhất). Còn khoa Lịch sử và Cơ khí lại có sinh viên “không biết” về nội dung này chiếm tỉ lệ cao nhất (28% và 30%).

Như vậy, kết quả cho thấy đa số sinh viên có nhận thức chưa đầy đủ về nguyên nhân của trầm cảm. Hầu hết các bạn đều cho rằng trầm cảm có nguyên nhân là do các yếu tố tâm lý tác động,

rất ít bạn biết đến nguyên nhân sinh học của căn bệnh này. Chỉ có một bộ phận rất nhỏ sinh viên nhận thức được đầy đủ nguyên nhân của trầm cảm nhưng các ý kiến đưa ra cũng chỉ chung chung theo suy đoán cá nhân. Đặc biệt, có tới 111/600 sinh viên không có sự hiểu biết gì về nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm.

Để tìm hiểu thêm nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Theo bạn, những yếu tố sau đây có ảnh hưởng như thế nào đến rối loạn trầm cảm (câu 7 – phụ lục 01), kết qủa cho thấy sinh viên có nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng thuộc “nhóm yếu tố tâm lý cá nhân” có ĐTB cao nhất (3,69), sau đó đến “nhóm yếu tố sinh học” (ĐTB = 3,55) đều thuộc mức độ tương đối cao, điều đó có nghĩa là sinh viên ở các khoa đều có nhận thức tốt về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm thuộc hai nhóm yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý cá nhân. Riêng “nhóm yếu tố tâm lý xã hội” có ĐTB = 3,33 thuộc mức độ trung bình, tức là sinh viên có chỉ nhận thức ở mức khá về những yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm này (câu 7 – phụ lục 04).

Cụ thể, trong “nhóm yếu tố sinh học” thì yếu tố thừa chất dinh dưỡng có ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,81) thuộc mức độ tương đối cao và thấp nhất là yếu tố thiếu một số chất dẫn truyền thần kinh (ĐTB = 2,82) thuộc mức độ tương đối thấp. Đáng chú ý ở nhóm “yếu tố tâm lý xã hội” thì một số yếu tố có ĐTB ở mức độ cao như: Mâu thuẫn trong gia đình (ĐTB = 4,16); Thiếu quan tâm từ gia đình (ĐTB = 4,08), tức là sinh viên được nghiên cứu có nhận thức rất tốt về các yếu tố ảnh hưởng này. Bên cạnh đó thì một số yếu tố lại có ĐTB tương đối thấp: Gia đình khó khăn về kinh tế

(ĐTB = 2,93); Tiếp xúc với người trầm cảm quá nhiều (ĐTB = 2,8) và đặc biệt có yếu tố Gia đình quá chiều chuộng (ĐTB = 2,51) thuộc mức độ thấp, tức là sinh viên có nhận thức kém về yếu tố này. Còn lại ở nhóm “yếu tố tâm lý cá nhân” thì có yếu tố Áp lực học tập (ĐTB = 3,97); Nghiện internet (ĐTB = 3,67) là thuộc mức độ tương đối cao, còn lại các yếu tố khác đều có ĐTB ở mức độ trung bình. Điều đó cho thấy ở nhóm “yếu tố tâm lý cá nhân” sinh viên đều có nhận thức khá và tốt về các yếu tố ảnh hưởng trong nhóm này.

Phân tích cụ thể nhận thức của sinh viên các khoa về các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm cho thấy: trong “nhóm yếu tố tâm lý cá nhân” thì sinh viên khoa Lịch sử có ĐTB cao nhất (3,81) và sinh viên khoa Tâm lý giáo dục có ĐTB thấp nhất (3,58) nhưng đều thuộc mức độ tương đối cao. Ở “nhóm yếu tố sinh học” thì ngoài sinh viên khoa Lịch sử (ĐTB = 3,36); Y đa khoa (ĐTB = 3,46); Tâm lý (ĐTB = 3,48) có nhận thức ở mức độ khá thì các khoa còn lại đều có ĐTB thuộc mức tương đối cao, tức là có nhận thức tốt về các yếu tố thuộc nhóm này. Ngược lại, ở “nhóm yếu tố tâm lý xã hội” thì tất cả các khoa đều có ĐTB thuộc mức độ trung bình, tức là sinh viên các khoa được nghiên cứu chỉ có nhận thức ở mức khá về các yếu tố ảnh hưởng thuộc “nhóm

yếu tố tâm lý xã hội”, sự khác biệt này có ý nghĩa giữa các khoa vì có mức ý nghĩa p < 0,001 (câu 7 – phụ lục 6). Kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.6: Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm

Khoa

Nhóm yếu tố ảnh hƣởng Đa Tâm lý Mức ý

đến rối loạn trầm cảm Kế toán Tâm lý Lịch sử Cơ khí nghĩa khoa giáo dục

Nhóm yếu tố sinh học 3,70 3,48 3,36 3,62 3,46 3,67 0.713

Nhóm yếu tố tâm lý xã hội 3,19 3,45 3,40 3,25 3,35 3,36 0.000

Nhóm yếu tố tâm lý cá nhân 3,71 3,76 3,81 3,65 3,63 3,58 0.311

Để đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm, chúng tôi đã phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm thành “nhóm các yếu tố đúng” và “nhóm các yếu tố sai”, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3.4: Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm (phân chia theo nhóm những yếu số đúng và yếu tố sai)

Căn cứ vào biểu đồ trên ta thấy rằng, trong cả 6 khoa được chọn nghiên cứu đều có nhận thức tốt về “nhóm các yếu tố Đúng” (ĐTB = 3,56). Trong đó, tại nhóm yếu tố Đúng thì sinh viên khoa tâm lý có ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,72); tiếp đến là khoa Kế toán (ĐTB = 3,57); Lịch sử (ĐTB = 3,56); Đa khoa (ĐTB = 3,54); Tâm lý giáo dục (ĐTB = 3,50) và sinh viên khoa Cơ khí có ĐTB thấp nhất (ĐTB = 3,48) (câu 7 – phụ lục 05). Sự khác biệt đó có ý nghĩa giữa các khoa trong “nhóm yếu tố Đúng” với mức ý nghĩa (p<0,001). Bên cạnh đó thì tại “nhóm yếu tố Sai” sinh viên các khoa chỉ có nhận thức ở mức khá về các yếu tố thuộc nhóm này (ĐTB = 3,29) (Câu 7 – phụ lục

05). Cụ thể, tại nhóm yếu tố sai thì sinh viên khoa Kế toán có ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,52); tiếp tục lần lượt là khoa Cơ khí (ĐTB = 3,48); Tâm lý giáo dục (ĐTB = 3,38); Đa khoa (ĐTB = 3,16); Lịch Sử (ĐTB = 3,13) và thấp nhất là khoa Tâm lý (ĐTB = 3,06) (câu 7 – phụ lục 05). Ở nhóm yếu tố sai các khoa cũng đều có sự khác biệt lớn với mức ý nghĩa p<0,001 (câu 7 – phụ lục 06).

Như vậy, nhìn chung sinh viên các khoa đều có nhận thức khá tốt về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm, đặc biệt là các yếu tố thuộc nhóm yếu tố tâm lý cá nhân và yếu tố sinh học. Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn nhầm lẫn một số yếu tố không phải là yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm. Qua đó có thể thấy rằng sinh viên có hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm nhưng không chắc chắn về kiến thức.

Một phần của tài liệu 28-8 Luận văn - Bình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w