Để tìm hiểu sinh viên biết đến rối loạn trầm cảm qua nguồn thông tin nào và mức độ ra sao, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Bạn biết đến rối loạn trầm cảm qua nguồn thông tin nào?” chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Các nguồn thông tin của sinh viên về rối loạn trầm cảm
Phƣơng tiện Khoa ĐTB Mức ý
Kế Lịch
thông tin Tâm lý Cơ khí Đa khoa TLGD chung nghĩa
toán sử Ti vi 3,39 3,19 3,29 2,98 3,43 3,21 3,25 .085 Internet 4,11 3,90 3,76 3,41 3,48 3,94 3,77 .000 Gia đình 2,44 2,21 2,77 2,14 2,49 2,45 2,42 .798 Bạn bè 2,66 3,14 3,17 2,47 2,77 3,22 2,91 .881 Bác sĩ tâm lý 2,21 2,26 2,54 1,79 2,46 2,40 2,28 .047 Sách 2,67 3,16 3,10 2,33 2,80 3,37 2,91 .866 Báo 3,08 3,08 3,17 2,49 2,96 3,15 2,99 .118
Thầy, cô giáo 2,16 3,62 2,89 2,07 2,75 3,61 2,85 .012
Tư vấn qua điện thoại 1,47 1,69 2,03 1,30 1,82 1,93 1,71 .000
Chương trình học trên lớp 1,87 3,46 2,73 1,65 2,48 3,50 2,62 .000
Đài 2,39 2,10 2,71 2,17 2,29 2,43 2,35 .139
Hoạt động ngoại khóa 1,99 1,67 2,37 1,78 2,22 2,35 2,06 .537
Qua người đã từng bị trầm 1,63 1,97 2,17 1,61 1,95 2,17 1,92 .006
cảm
ĐTB chung 2,47 2,73 2,82 2,17 2,61 2,9
Qua bảng số liệu trên ta thấy, sinh viên biết đến rối loạn trầm cảm qua các nguồn thông tin được thể hiện ở mức độ khác nhau. Trong đó, phương tiện mà sinh viên thu nhận được nhiều nhất là internet, với mức độ tương đối cao (ĐTB = 3,77). Trong đó, có sự khác biệt lớn giữa các khoa với mức ý nghĩa p < 0,001. Cụ thể, ĐTB cao nhất là khoa Kế toán (ĐTB = 4,11) và thấp nhất là khoa Cơ khí (ĐTB = 3,41) nhưng ta có thể thấy ĐTB của các khoa đều thuộc mức độ tương đối cao, tức là sinh viên các khoa biết đến rối loạn trầm cảm là qua nguồn thông tin này là nhiều. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế bùng nổ công nghệ hiện nay trên mạng internet. Đó là một phương tiện cập nhật nhanh nhất và cho những thông tin phong phú nhất. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sinh viên có thể dễ dàng truy cập internet ở mọi lúc mọi nơi, sinh viên chỉ cần tuy cập trong một thời gian ngắn cũng thu được một lượng kiến thức nhất định, giá cả lại phải chăng. Tuy nhiên, các nguồn thông tin từ internet không phải lúc nào cũng chính xác và đúng đắn, vì vậy sinh viên cần lựa chọn các trang mạng uy tín để lựa chọn những thông tin phù hợp nhất.
Cùng với internet thì sinh viên cũng thu nhận thông tin về rối loạn trầm cảm qua các nguồn
tivi, sách, báo là khá nhiều (ĐTB = 3,25; 2,91; 2,99). Trong đó, các chuyên ngành Kế toán, Tâm lý, Lịch sử, Đa khoa, Tâm lý giáo dục đều đều có mức độ thu nhận thông tin về rối loạn trầm cảm qua
sách là khá nhiều, chỉ riêng có khoa cơ khí biết đến rối loạn trầm cảm qua nguồn thông tin này ở mức độ khá ít. Những phương tiện thông tin như tivi, sách, báo tuy tốc độ truy cập không nhanh bằng mạng internet nhưng cũng cung cấp lượng thông tin lớn. Sách báo thì hiện nay ở thư viện các trường đều có và việc mua hoặc mượn sách, báo cũng phù hợp với kinh tế của sinh viên.
Sinh viên thu nhận thông tin về trầm cảm qua nguồn thông tin tư vấn điện thoại có điểm trung bình thuộc mức thấp (ĐTB = 1,71), tức là nguồn thông tin về trầm cảm mà sinh viên có được từ kênh tư vấn qua điện thoại là rất ít. Trong đó, có sự khác biệt lớn giữa các khoa khi mức ý nghĩa p < 0,001. Cụ thể, ở khoa Lịch sử (ĐTB = 2,03); Tâm lý giáo dục (ĐTB = 1,93) và Y đa khoa (ĐTB = 1,82) đều có ĐTB ở mức độ tương đối thấp, các khoa còn lại đều có mức ĐTB thấp (Tâm lý là 1,69; Kế toán là 1,47 và Cơ khí là 1,3). Khi được phỏng vấn sâu về vấn đề này thì bạn P.T.H.M khoa Kế toán - Trường ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ “tự nhiên em hỏi về cái đó làm gì, em chưa bao giờ gọi điện thoại để nhờ tư vấn thông tin về trầm cảm”. Đây là kênh thông tin mà sinh viên sẽ phải trả phí khi sử dung nên có thể ít bạn sinh viên tìm đến nguồn thông tin này. Mặt khác không phải nhân viên tư vấn nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức về trầm cảm để có thể tư vấn cho sinh viên một cách chính xác và toàn diện. Vì vậy những thông tin về trầm cảm mà sinh viên thu được từ nguồn thông tin này là rất ít.
Những thông tin về rối loạn trầm cảm được sinh viên biết đến qua người đã bị trầm cảm
cũng ở mức độ tương đối thấp (ĐTB = 1,92), tức là những hiểu biết về trầm cảm mà sinh viên thu được qua nguồn thông tin này là khá ít. Điều này là dễ hiểu khi có tới 91,3% sinh viên đã trả lời là “không” khi được hỏi có quen biết người mắc bệnh trầm cảm hay không (phần thông tin cá nhân, phụ lục 3). Vì đa số sinh viên không có người thân quen mắc rối loạn trầm cảm nên nguồn thôngtin về trầm cảm từ những kênh thông tin này là rất ít.
Như vậy, các nguồn thông tin được sinh viên tiếp cận và thu nhận nhiều thông tin nhất về trầm cảm đó là nguồn internet, tivi, sách, báo. Các nguồn sinh viên ít thu nhận thông tin nhất là tư vấn qua điện thoại, qua người đã từng bị trầm cảm và qua hoạt động ngoại khóa.