Mục đích: Thu thập thông tin nghiên cứu để hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi. Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 03 nguồn thông tin. Nguồn thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về rối loạn trầm cảm. Nguồn thứ hai là lấy ý kiến của giảng viên. Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò sinh viên đang học tập tại các trường trong diện nghiên cứu. Tổng hợp thông tin từ 03 nguồn trên, chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên.
Nguyên tắc điều tra: Sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân. Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra được trả lời tại các lớp học.
Bảng hỏi bao gồm 16 câu được chia làm các phần như sau:
Phần 1: Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh về rối loạn trầm cảm. Trong đó bao gồm các nội dung sau:
Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về khái niệm, bản chất của rối loạn trầm cảm: câu 3, câu 4.
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những biểu hiện của rối loạn trầm cảm: câu 5. Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của trầm cảm: câu 6
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm: câu 7. Tìm hiểu nhận thức của sinh về hậu quả của trầm cảm: câu 8
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp điều trị trầm cảm: câu 9.
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa trầm cảm, bao gồm: câu 11; câu 12.
Phần 2: Tìm hiểu việc tự đánh giá của sinh viên về sự hiểu biết các nội dung liên quan đến trầm cảm: câu 1, câu 2,
Sự cần thiết phải trang bị những kiến thức có liên quan đến rối loạn trầm cảm: câu 11
Phần 3: Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vấn đề ứng xử khi người quen có biểu hiện trầm cảm: câu 13, 14, 15.
Phần 4: Tìm hiểu một số thông tin cá nhân