Các tiêu chí nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu 28-8 Luận văn - Bình (Trang 27)

Dựa trên những kiến thức về “nhận thức”, “trầm cảm”, “sinh viên” đã được trình bày ở các phần trên, chúng tôi xây dựng khái niệm “nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm” làm khái niệm công cụ của để tài như sau:

Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm là sự hiểu biết của họ về rối loạn trầm cảm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phòng ngừa rối loạn trầm cảm.

Nhận thức về rối loạn trầm cảm được nghiên cứu trên các tiêu chí sau: - Nhận thức thể hiện ở việc quan tâm và tìm hiểu về rối loạn trầm cảm.

- Nhận thức thể hiện ở việc hiểu được bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị rối loạn trầm cảm

- Nhận thức thể hiện ở việc ứng xử khi bản thân hoặc người thân có biểu hiện trầm cảm Nhận thức về rối loạn trầm cảm đó là việc bản thân mỗi người ở những cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Từ việc nhận thức như thế nào về rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến việc bản thân mỗi người có biểu hiện cảm xúc, thái độ và hành vi tương ứng.

Tóm lại: Nhận thức về rối loạn trầm cảm là một quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan xung quanh chúng ta, trong chính chúng ta. Nhận thức về rối loạn trầm cảm là quá trình phức tạp với nhiều mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát. Mức độ nhận thức về rối loạn của sinh viên phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng sống, khả năng và nhu cầu nhận thức của sinh viên đối với các kiến thức có liên quan đến trầm cảm và cũng chịu tác động của những yếu tố khách quan khác như kinh tế - xã hội, văn hóa, gia đình, nhà trường và bạn bè…

Tiểu kết chƣơng 1

Nhận thức của sinh viên về Rối loạn trầm cảm là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên có kiến thức đúng đắn về sức khỏe tinh thần nói chung và rối loạn trầm cảm nói riêng. Từ sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp sinh viên có những cách ứng phó kịp thời và hợp lý trước những cảm xúc tiêu cực của bản thân và có thể trợ giúp cho những người xung quanh khi họ có những dấu hiệu của rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, vấn đề này lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Vì thế, việc nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm có ý nghĩa lớn đối với việc triển khai trong thực tiễn.

Trong phần nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm chúng tôi đã khái quát được một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Xây dựng được hệ thống khái niệm công cụ như: nhận thức, rối loạn trầm cảm, sinh viên, nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm và xác định một số nội dung nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Chúng tôi cũng bước đầu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về vấn đề này.

Chúng tôi thống nhất khái niệm công cụ của đề tài:

Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm là sự hiểu biết của họ về rối loạn trầm cảm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phòng ngừa rối loạn trầm cảm.

Từ việc xây dựng lý luận tâm lý học về vấn đề nghiên cứu như trên đã cho phép chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm một cách cụ thể và khách quan.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu lý luận

2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận

Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến nhận thức, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm.

Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài: nhận thức, trầm cảm, sinh viên, nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Bên cạnh đó, luận văn còn làm rõ các tiêu chí đánh giá nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm.

2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến rối loạn trầm cảm, nhận thức về rối loạn trầm cảm. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

- Xác định được khái niệm công cụ và khái niệm có liên quan

- Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn: chúng tôi dựa vào kết quả tổng hợp của phần tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước và phần lý thuyết chung để lựa chọn các yếu tố cần khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn.

Phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Trên cơ sở đó, đề tài đã xác định được khung lý luận cơ bản cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn.

2.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm hình thành cơ sở lý luận cho đề tài của mình.

Những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu có nội dung tập trung vào vấn đề nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Cụ thể, những tài liệu này bao gồm: một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh về vấn đề nhận thức, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm. Ngoài ra, còn có một số bài viết, công trình đăng trên một số sách báo, tạp chí, internet…

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, hệ thống, khái quát hóa tư liệu để nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện thực trạng nhận thức trầm cảm của sinh viên ở năm trường đại học.

Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản: nhận thức, sinh viên, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm. Mặt khác, đề tài đã xác định những nội dung liên quan đến nhận thức của sinh viên về trầm cảm. Đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài của mình (bảng hỏi, phỏng vấn sâu).

2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn

2.1.2.1. Mẫu nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu của đề tài và đặc điểm riêng của khách thể mà việc lựa chọn khách thể được tiến hành theo các quy định chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, trung thực và mang tính đại diện cao. Cụ thể theo 2 bước sau:

- Bước 1: Chọn khoa, chọn trường. Chọn 5 trường Đại học đại diện cho các khối ngành, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, Y học.

+ Khoa Tâm lý - Trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. + Khoa Lịch Sử - Trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. + Khoa Cơ Khí thuộc Đại học Bách Khoa.

+ Khoa Tâm lý - Giáo dục học thuộc Học viện Quản lý giáo dục. + Khoa Y Đa khoa thuộc Đại học Y Hà Nội

+ Khoa Kế toán thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân

- Bước 2: Liên hệ với sinh viên các trường đại học đã chọn để tiến hành lựa chọn thô số khách thể nghiên cứu.

Danh sách số lượng sinh viên được chọn là 600 sinh viên năm cuối thuộc 5 trường Đại học đã chọn. Cụ thể mỗi khoa là 100 sinh viên.

2.1.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu rộng: Chúng tôi lựa chọn 600 khách thể là sinh viên năm cuối đang học tại 5 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội theo các căn cứ sau.

Sinh viên năm cuối tại các trường Đại học là đối tượng có trình độ nhận thức về chuyên môn, khoa cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội tương đối tốt.

Môi trường đại học là nơi các sinh viên học lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên. Đặc biệt có 3/6 khoa học có khoa nghiên cứu liên quan đến con người.

Bảng phân bố các đặc điểm của khách thể:

Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể

Khoa - Trƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tâm lý - ĐH KHXH & NV 100 16,67

Lịch sử - ĐH KH XH & NV 100 16,67

Cơ khí - ĐH Bách Khoa 100 16,67

Kế toán - ĐH Kinh tế Quốc dân 100 16,67

Tâm lý - Học viên Quản lý Giáo dục 100 16,67

Y Đa khoa - Đại học Y Hà Nội 100 16,67

Qua bảng số liệu trên ta thấy khách thể có một số đặc điểm sau: Số lượng sinh viên của các khoa thuộc các trường có số lượng, tỉ lệ như nhau. Điều đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn.

2.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015 với các bước thực hiện cụ thể như sau:

STT Thời gian Nội dung nghiên cứu

1 Tháng 3/2013 - Chính xác hóa tên đề tài

- Xây dựng đề cương

2 T4/2013 - T7/2013 - Hoàn thiện phần cơ sở lí luận của đề tài

3 T8/2013 - T1/2014 - Xây dựng bộ công cụ

- Liên hệ với cơ sở

4 T1/2014 - T8/2014 - Tiến hành nghiên cứu thực tiễn

5 T8/2014 - T10/2014 - Xử lý và phân tích số liệu

6 T10/2014 – T5/2015 - Viết báo cáo và hoàn thiện luận văn

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được công bố trên các sách báo và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề liên quan nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Thu thập thông tin nghiên cứu để hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi. Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 03 nguồn thông tin. Nguồn thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về rối loạn trầm cảm. Nguồn thứ hai là lấy ý kiến của giảng viên. Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò sinh viên đang học tập tại các trường trong diện nghiên cứu. Tổng hợp thông tin từ 03 nguồn trên, chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên.

Nguyên tắc điều tra: Sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân. Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra được trả lời tại các lớp học.

Bảng hỏi bao gồm 16 câu được chia làm các phần như sau:

Phần 1: Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh về rối loạn trầm cảm. Trong đó bao gồm các nội dung sau:

Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về khái niệm, bản chất của rối loạn trầm cảm: câu 3, câu 4.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những biểu hiện của rối loạn trầm cảm: câu 5. Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của trầm cảm: câu 6

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm: câu 7. Tìm hiểu nhận thức của sinh về hậu quả của trầm cảm: câu 8

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp điều trị trầm cảm: câu 9.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa trầm cảm, bao gồm: câu 11; câu 12.

Phần 2: Tìm hiểu việc tự đánh giá của sinh viên về sự hiểu biết các nội dung liên quan đến trầm cảm: câu 1, câu 2,

Sự cần thiết phải trang bị những kiến thức có liên quan đến rối loạn trầm cảm: câu 11

Phần 3: Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vấn đề ứng xử khi người quen có biểu hiện trầm cảm: câu 13, 14, 15.

Phần 4: Tìm hiểu một số thông tin cá nhân

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thêm thông tin để bổ sung thông tin đã thu được ở phạm vi rộng.

Nội dung phỏng vấn sâu: Phỏng vấn về thực trạng nhận thức của sinh viên về trầm cảm. Nguyên tắc phỏng vấn sâu: Phỏng vấn được tiến hành trong không khí thoải mái cởi mở, tin cậy. Sinh viên được tự do trình bày vấn đề của mình, được tự do sử dụng các cách thức trao đổi như trực tiếp, qua mạng, qua điện thoại. Việc phỏng vấn thông qua các câu hỏi mở bao gồm cả những câu được chuẩn bị và có thể tùy theo câu chuyện các bạn trao đổi.

Khách thể phỏng vấn sâu: 12 sinh viên

Cách thức lựa chọn khách thể phỏng vấn sâu: lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên tại các khoa nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học SPSS 16.0. Đây là phần mềm được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội đem lại độ chính xác cao cho số liệu khảo sát.

2.2.4.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê mô tả sau:

Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng yếu tố.

Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn.

Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở.

2.2.4.2. Phương pháp phân tích thống kê suy luận

Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này. chúng tôi chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p < 0,05.

Phân tích tương quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng hệ số tương quan Pearson. Hệ số này có giá trị từ - 1 đến + 1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r < 0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P) ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối quan hệ, ở đây, chúng tôi chọn Alpha = 0,05 là cấp độ có nghĩa. Khi P < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối quan hệ giữa hai biến số.

2.2.4.3. Thang đánh giá

Cách tính toán điểm số của các phần trong mỗi bảng hỏi như sau: Ở mức độ tìm hiểu thông tin :

+ Không : 1 điểm + Biết ít: 2 điểm + Bình thường: 3 điểm + Khá nhiều : 4 điểm + Rất nhiều: 5 điểm Ở mức độ nhận thức : + Sai: 1 điểm

+ Sai nhiều hơn đúng: 2 điểm + Nửa đúng nửa sai: 3 điểm + Đúng nhiều hơn sai : 4 điểm + Đúng : 5 điểm

Như vậy, ở mức độ tìm hiểu thông tin và mức độ nhận thức điểm tối đa là 5 và tối thiểu là 1. Từ thang điểm trên chúng tôi tính được ĐTB của từng item.

Chúng tôi cũng tiến hành xây dựng các thang đo để đo mức độ nhận thức của sinh viên về các vấn đề liên quan đến trầm cảm. Cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo như sau: Chúng

Một phần của tài liệu 28-8 Luận văn - Bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w