9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1
2.2.6. Cải cách hành chính chậm với phương thức điều hành lạc hậu
Hiện ở CHDCND Lào chưa xác định thực sự rõ ràng cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm chủ đạo việc triển khai CPĐT, có cả văn phòng Chính phủ, Bộ bưu chính viễn thông, một số cơ quan khác nữa…đều tham gia triển khai CPĐT.
Đôi khi, việc có quá nhiều đơn vị tham gia triển khai CPĐT sẽ làm mọi thứ nên phức tạp và rối tung lên hơn, và có thể là một trong những lý do vì sao việc triển khai không thể nhanh chóng. Nếu nhìn vào các nước khác như Singa pore, Hong Kong… thậm chí Hàn Quốc, luôn có thể thấy rất rõ một cơ quan duy nhất, hoặc hai cơ quan kết hợp lại thành một hệ thống hợp nhất để triển khai mọi
hoạt động liên quan tới CPĐT, và chịu trách nhiệm về thành công hoặc thất bại của quá trình triển khai đó. Ở các nước khác, có thể nhìn ran gây sự hoạt động không tốt của CPĐT, nếu ở nước đó có nhiều đơn vị cố gắng cùng tham gia làm CPĐT.
Các nguyên nhân cơ bản được chỉ ra:
Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là các cấp lãnh đạo nhiều cấp, nhiều ngành, cán bộ, công chức và viên chức chưa nhận thức đúng đắn về những lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của Chính phủ. Chỉ khi nào chúng ta nâng cao nhận thức này của các cấp lãnh đạo, về vai trò của CNTT nói chung và Internet nói riêng thì mới có thể nói đến hiệu quả của các dự án ứng dụng CNTT. Do trình độ về CNTT và viễn thông hạn chế kết hợp với thói quen làm việc thủ công không cần ứng dụng CNTT, nhiều cán bộ lãnh đạo không muỗn ứng dụng CNTT, không muốn học vi tính vì sợ lộ ra yếu kém về trình độ. Khi lãnh đạo vẫn chưa ứng dụng CNTT vào các hoạt động thì dẫn tới khó có thể yêu cầu, khuyến khích cấp dưới ứng dụng, sử dụng vào công việc.
Nhiều nơi, cán bộ, công chức, viên chức chưa khai thác hết các tính năng của các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động công vụ, mà thay vào đó là thực hiện theo phương thức truyền thống.
Nguyên nhân thứ hai, các đề án ứng dụng CNTT không có các mục tiêu rõ ràng, phạm vi cụ thể, không xác định được trọng tâm, trọng điểm dựa trên việc đánh giá nhu cầu thực tế một cách nghiêm túc. Điều đó dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp, đầu tư dàn trải, nhiều nơi còn coi trọng đầu tư phần cứng mà chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao nhận thức, trình độ của cán bộ, chưa ứng dụng được CNTT cho công tác nghiệp vụ, quản lý và điều hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chưa gắn kết chặt chẽ giữa cải cách hành chính nhà nước với việc xây dựng CPĐT.
nay hệ thống pháp luật vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của CPĐT.
Nguyên nhân thứ tư, Hệ thống hạ tầng CNTT & TT ở Lào chưa đồng bộ. Hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp, cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu đặc tả (Metadata) vẫn chưa được hoàn thiện.
Nguyên nhân thứ năm, trình độ sử dụng CNTT của nhân dân, công chức, viên chức trong hệ thống bộ máy nhà nước còn hạn chế.
Nguyên nhân thứ sáu, dịch vụ công chưa được điện tử hóa, chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, chưa kết nối, và chưa chia sẻ thông tin trên diện rộng. Tỉ lệ các văn bản điện tử được trao đổi qua mạng còn hạn chế; việc điều hành, xử lý công việc qua mạng còn chưa nhiều.
Nguyên nhân thứ bảy, chất lượng bảo mật thông tin còn nhiều yếu kém.
Nguyên nhân thư tám, Lào là nước đi sau, khoa học kỹ thuật và công nghệ về lĩnh vực CNTT & TT chưa phát triển. Do vậy kinh nghiệm về phát triển CPĐT của Lào còn rất hạn chế.
GIẢI PHÁP VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở CHDCND LÀO
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND Lào. 3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển chính phủ điện tử của thế giới.
Toàn cầu hoá tuy đang kéo các quốc gia trên thế giới lại gần nhau hơn, nhưng cùng với đó tính cạnh tranh cũng cao hơn. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các Chính phủ phải tìm cách giúp đỡ công dân và doanh nghiệp cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá. Nếu vẫn tồn tại dưới hình thức truyền thống, Chính phủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vai trò của mình. Do vậy mà trong thời gian qua, các nước trên thế giới đều đã và đang cố gắng đầu tư xây dựng CPĐT.
Xu hướng phát triển CPĐT trên thế giới. Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết các nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới đều đã tiến hành triển khai chương trình xây dựng và phát triển CPĐT, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày một tăng của xã hội, nâng cao năng lực và khả năng thích ứng, đồng thời giảm bớt chí phí hoạt động của chính phủ.
Trong bối cảnh hoạt động quản lý điều hành dựa trên giấy tờ truyền thống của chính phủ đã dần tỏ ra không bắt kịp với nhịp độ phát triển xã hội, bằng việc tận dụng một cách tối đa ưu thế của công nghệ máy tính và Internet, CPĐT đóng góp mạnh mẽ vào quá trình cải cách chính phủ theo hướng trong sạch, hiệu quả và toàn diện trên khắp toàn bộ hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước. Điều này phù hợp với mục tiêu cải cách hoạt động quản lý điều hành của chính phủ theo hướng lấy người dân làm trọng tâm, từ quản lý sang phục vụ người dân và doanh nghiệp.
CPĐT không chỉ là tập hợp những giải pháp đơn lẻ dựa trên các ứng dụng web, mà được kỳ vọng tạo ra một môi trường tương tác điện tử thống nhất giữa
một bên là các tổ chức, cơ quan nhà nước và một bên là người dân, doanh nghiệp. CPĐTcũng tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước nắm bắt thông tin và công tác với nhau tốt hơn. Thông qua việc liên kết các quy trình nghiệp vụ một cách hợp lý,nỗ lực giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh nghiên cứu và đánh giá hoạt động quản lý điểu hành nhà nước sẽ được nâng cao cả về chất lượng lẫn thời gian xử lý. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chiến lược CPĐT cấp quốc gia cùng với các kế hoạch hành động cụ thể theo từng giai đoạn khác nhau. Hạ tầng thông tin và các hệ thống thông tin lớn phục vụ CPĐT đã nhận được nhiều ưu tiên vềkinh phí và nguồn lực. Các công nghệ mới được áp dụng rộng rãi cho phép cung cấp da dạng kênh truy cập thông tin, cùng với đó số lượng dịch vụ có chất lượng được gia tăng nhanh chóng. Khởi đầu, chính phủ cung cấp các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử để người dân có thể truy cập vào tải về, dần dần phát triển các cổng thông tin điện tử tích hợp các dịch vụ công, thủ tục hành chính được truy xuất từ xa, hệ thống các ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác, quản lý điều hành của các cơ quan chính phủ. Chi phí mạng Internet băng rộng, các thiết bị không dây ngày càng rẻ hơn đã cho phép thúc đẩy triển khai CPĐT thống nhất, có mặt ở khắp mọi nơi vượt qua giới hạn về thời gian và địa lý. Các mạng xã hội trên mạng Internet thông qua máy tính cá nhân đã không còn là yếu tố mớimẻ. Ứng dụng CNTT trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế quan, ngân hàng. Chính vì vậy, đã có sự điều chỉnh khi đánh giá CPĐT các nước trên thế giới, không còn tập trung phân tích tiềm năng xây dựng chính phủ điện tử nữa mà chuyển sang xem xét hiện trạng phát triển chính phủ điện tử tại mỗi quốc gia .
Hiện nay, tồn tại nhiều xu hướng phát triển chính phủ điện tử khác nhau. Tuy nhiên, những xu hướng này đều có điểm chung là nâng cao mức độ hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ và đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước. Năm 2007, tạp chí Business
Insight có thực hiện một cuộc khảo sát về mục tiêu cụ thể của các giải pháp chính phủ điện tử, kết quả thu được như sau:
Báo cáo đánh giá về hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử do Liên Hợpquốc công bố có chỉ ra mức độ phát triển chính phủ điện tử dựa trên ba nền tảng chính đó là: mức độ trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực . Tuy nhiên, việc cùng lúc đẩy mạnh phát triển cả ba yếu tố này là không khả thi với khá nhiều nước do đòi hỏi đầu tư có tính dài hạn. Chính phủ các nước, đặc biệt là những nước phát triển, luôn phải chịu một sức ép từ xã hội về cách thức sử dụng ngân sách sao cho có hiệu quả, vừa đáp ứng các nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế, trong khi vẫn phải lưu ý thực hiện các biện pháp giảm thuế, cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch, và tăng cường hệ thống phúc lợi xã hội . Chính vì vậy, tới năm 2010 phần lớn chính phủ các nước vẫn tập trung vào nâng cao khả năng cung cấp thông tin trực tuyến hoặc qua thiết bị di động thay vì đầu tư vào các dịch vụ có tính tương tác mức độ cao.
3.1.2. Quan điểm của Nhà nƣớc Lào.
Xây dựng CPĐT ở các nước nói chung và ở Lào nói riêng đang là một yêu cầu cấp thiết, nó đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia, hướng tới tăng cường năng lực điều hành nhà nước của Chính phủ; mang lại thuận lợi cho người dân; tăng cường sự minh bạch, giảm tham nhũng, giảm chi phí Chính phủ, làm tăng thu nhập quốc dân, cung cấp tốt hơn các dịch vụ của Chính phủ đến người dân và điện tử hoá tổ chức bộ máy của chính quyền. Nhất là trong thời kỳ suy thoái khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nợ công của các chính phủ đang gia tăng, thì vai trò của CPĐT còn thể hiện rõ hơn nữa.
Lào nhận thức được rằng xây dựng CPĐT giúp đổi mới hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đưa Chính phủ tới gần dân, minh bạch hóa hoạt động của Chính phủ, giúp Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã khẳng định rằng: ứng dụng khoa học-công nghệ hiện đại đặc biệt là phát triển hệ thống CNTT & TT (ICT) để phát triển đất nước có khả năng hòa nhập với các nước trong khu vực và quốc tế [1,18].
Kế hoạch hành động của CPĐT là ứng dụng CNTT vào trong công việc của CQNN từ cấp bộ, đơn vị, tỉnh, huyện và bản của CHDCND Lào để tạo thànhhành chính hiện đại bằng áp dụng CPĐT phù hợp cho dân. Mục đích để làm cho người dân tiếp cận thông tin của chính phủ, cung cấp dịch vụ cho dân bằng hình thức trang Web và kết nối với trung tâm dịch vụ người dân đặc biệt cho dân các khu dân cư nghèo ở vùng xa tiết kiệm thời và chi phí của nhà nước. nâng cao hiệu quả việc trao đổi nội bộ của các CQNN với nhau.
Áp dụng CPĐT sẽ đem lại những lợi ích rõ nét về kinh tế. Không chỉ như vậy, ở góc độ xã hội và chính trị, hiệu quả của CPĐT còn góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy tính minh bạch và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Xây dựng CPĐT là quá trình lâu dài và có nhiều khó khăn, thách thức đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt đối với Lào, một đất nước đang phát triển thì những khó khăn thách thức càng lớn hơn. Dưới đây là phương hướng phát triển CPĐT ở CHDCND Lào.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII của Chính phủ đã xác định: “Xúc tiến phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao và có chất lượng [11,26].
Chỉ tiêu phấn đấu của việc xây dựng chính phủ điện tử. Ngành khoa học – công nghệ có vai trò quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH cho nên phải tập trung nghiên cứu và vận dụng những thành tựu mới vào trong việc khai thác và phát huy tiềm năng của CHDCND Lào. Nói riêng trong quản lý hành chính nhà nước, trước mắt phải tập trung thực hiện đề án xây dựng CPĐT mở rộng và phổ biến rộng rãi, phát triển hệ thống kết nối với các huyện, bản được 20% của toàn bộ các bản [12, 45].
- Xây dụng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia để nhận và chuyển dữ liệu một cách tập trung của các Bộ, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp hoàn thành trong năm 2018. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Bản chất của quá trình quản lý là quá trình thông tin, do vậy nhiệm vụ của trung tâm này là xây dựng quản lý và cung cấp thông tin hành chính công trực tuyến, rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm và hệ thống các thủ tục hành chính có hiệu lực xem xét và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền loại bỏ những thủ tục không hợp lý khó áp dụng trong quản lý.
- Cải thiện, nhân rộng hệ thống mạng và CPĐT (E-Government) cả hệ thống hội họp từ xa có khả năng kết nối văn phòng chính phủ với các bộ và cơ quan ngang bộ và văn phòng của các tỉnh đạt 100%.
- Xây dựng mạng nội bộ và hệ thống tổ chức hội họp từ xa kết nối các CQNN, các văng phòng của tỉnh đạt 50%, các quận và bản đạt 20%
- Xây dựng dần các dịch vụ mà người dân có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia đóng góp cho nhà nước như đóng thuế, đóng góp ý kiến qua mạng.
- Phát triển và mở rộng việc ứng dụng ICT (e-service) trong hoạt động của chính phủ (G2G), doanh nghiệp (G2B) và nhân dân (G2C).
- Phát triển và cung cấp thông tin trực tuyến phục vụ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước: thông tin công khai về tuyển dụng, chế độ lương, hưu, bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật.
- Tăng cường sức mạnh cho trung tâm điều hành CPĐT ở Trung ương có khả năng dịch vụ toàn diện và đại diện cho các dịch vụ ở địa phương đạt 50% của các tỉnh.
- Xây dựng trung tâm học tập ứng dụng CNTT và TT tại các nhóm bản lớn được thí 2 điểm, tại văn phòng huyện ủy và tỉnh ủy có 2 thí điểm trong năm
2020 nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT và TT của cán bộ nhà nước và người dân.
CPĐT tự động hóa đạt 25% của các cơ quan nhà nước.
- Xây dựng các cơ sở dữ điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành thì việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia là điều hết sức cần thiết giúp xác định rõ ràng các cơ sở dữ liệu quốc gia, tài nguyên thông tin của đất nước và hoàn thiện hệ thống chính sách, vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội.
- Tăng tỷ lệ người đăng ký sử dụng điện thoại bàn và không dây đạt 20%
của dân số cả nước; tỷ lệ người đăng ký sử dụng di dộng đạt 100% của dân số cả nước; tỷ lệ người dân biết sử dụng máy tính đạt 30% biết sử dụng Internet đạt 40% của dân số cả nước; tỷ lệ người đăng ký sử dụng mật mã Internet quốc gia (.la) và Internet tốc độ cao và không dây đạt 30% của dân số cả nước