Kinh nghiệm triển khai chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu luan-van-291 (Trang 42 - 47)

9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1

1.4. Kinh nghiệm triển khai chính phủ điện tử

Triển khai mô hình CPĐT là xu hướng tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh hoạt động quản lý điều hành dựa trên giấy tờ truyền thống của các chính phủ dần tỏ ra không bắt kịp với nhịp độ phát triển xã hội, không tận dụng được ưu thế của CNTT, mạng Internet. Chuyển đổi hoạt động hành chính công từ giấy tờ truyền thống sang môi trường trực tuyến sẽ giúp tăng cường năng lực điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho người dân, tăng cường sự minh bạch, giảm thiểu chi phí và giảm tham nhũng.

Hiện nay, Hàn Quốc, Singapore, vương quốc Anh là những nước đứng đầu trên thế giới về CPĐT. Như vậy, Lào nên rút kinh nghiệm từ những nước đi trước để rút nắn thời gian triển khai CPĐT.

-Hàn Quốc.

Sự thành công và kinh nghiệm triển khai mô hình CPĐT tại Hàn Quốc là một bài học rất cần thiết cho Lào trong quá trình nỗ lực phát triển hệ thống CPĐT. Những bài học đó gồm: Trước hết cần hoàn thiện pháp luật và kiến trúc tiêu chuẩn hệ thống thông tin quốc gia nhằm chia sẻ thông tin, quản lý chất lượng thông tin thống nhất, trong đó việc xây dựng trung tâm dữ liệu số quốc gia là rất cần thiết; hoàn thiện cơ chế tài chính đầu tư cho dự án công CNTT nhằm thúc đẩy việc triển khai dự án; xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chính phủ trong việc triển khai CPĐT (cải cách hành chính nhà nước); tăng

cường năng lực và nâng cao nhận thức về CPĐT đến các cán bộ chính phủ để hiểu được tầm quan trọng của CPĐT và sự cần thiết thay đổi ngay từ bên trong nội bộ chính phủ, đồng thời đổi mới nhận thức của tầng lớp lãnh đạo trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của chính phủ; Đẩy mạnh đào tạo, tuyên truyền CPĐT, CNTT để người dân hiểu và ủng hộ chính phủ trong công tác triển khai CPĐT; Xây dựng đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm triển khai CPĐT.

(nguồn: http://aita.gov.vn/tin-tuc/1588/nghien-cuu-kinh-nghiem-lo-trinh-phat- trien - chinh-phu-dien-tu-cua- han-quoc).

-Singapore: Kinh nghiệm trong việc triển khai và phát triển thành công hạ tầng số và nền kinh tế số ở Singapore có được là thông qua các kế hoạch cụ thể, cẩn thận và các chiến lược dài hạn, ví dụ như kế hoạch tổng thể 10 năm iN 2015 của Tổ chức phát triển truyền thông (IDA) nhằm đến việc xây dựng một quốc gia về truyền thông mà tại đó cuộc sống được làm giàu lên thông qua truyền thông. Chiến lược chính đó là việc xây dựng một hạ tầng truyền thông số thế hệ kế tiếp, được gọi là Mạng băng thông rộng quốc gia thế hệ kế tiếp (NGNBN) để làm cơ sở cho quốc gia trong việc đáp ứng những nhu cầu của các công nghệ số và phát triển một hạ tầng truyền thông thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Việc triển khai đến 92% kế hoạch Mạng băng thông rộng quốc gia thế hệ kế tiếp từ giữa năm 2012 sẽ cung cấp sự truy cập đến tốc độ 1Gbps của mạng băng thông tốc độ cao trên toàn quốc gia và cao hơn nữa tới tất cả các địa chỉ truy cập bao gồm nhà dân, trường học, các cao ốc của chính phủ, doanh nghiệp và các bệnh viện. Để bảo đảm không ai sẽ bị tụt hậu lại phía sau trong công cuộc số hóa này, các chương trình tiếp theo đã được vạch ra cùng với sự hỗ trợ của các sinh viên, hỗ trợ người cao tuổi và giúp cho những người khuyết tật có thể truy cập đến và hưởng được những lợi ích từ CNTT & TT.

Triển khai vào năm 2011, kế hoạch tổng thể về CPĐT eGov2015 xây dựng trên nền tảng của kế hoạch tổng thể iN2015. Tầm nhìn của kế hoạch tổng thể eGov2015 là “Tiến tới trở thành một Chính phủ kết hợp, trong đó đồng khởi tạo

và kết nối đến người dân” đã đánh dấu sự thay đổi về tư duy của Chính phủ trong việc áp dụng phương thức kết hợp cho việc cung cấp dịch vụ công. Ba phạm vi của kế hoạch này bao gồm: đồng khởi tạo cho các giá trị to lớn hơn, kết nối người tham gia, và tạo xúc tác cho sự chuyển đổi trong toàn Chính phủ.

Để bổ sung cho kế hoạch tổng thể iN2015 và eGov2015, Bộ Cộng đồng, Văn hóa và Thanh niên (MCCY) đã đưa ra kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012- 2016 cùng với tầm nhìn cho một Chính phủ Singapore, nơi mà tất cả mọi người khuyết tật có thể đóng góp được những tài năng của họ, và đồng thời cũng trở thành một thành viên không thể thiếu của xã hội. Đồng xây dựng với Hội đồng quốc gia về dịch vụ xã hội (NCSS) và IDA, kế hoạch hướng đến mục tiêu thúc đẩy các dịch vụ xã hội kết hợp và tích hợp thông qua các Tổ chức tình nguyện phúc lợi xã hội, và giúp các cơ quan nhà nước ứng dụng CNTT & TT để giúp cho họ cung cấp sản phẩm và dịch vụ đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất. (nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/nha-nuoc/2009/ 06/1194159/trien-khai-chinh-phu-dien-tu-tai-singapore-5-bi-quyet/).

- Việt Nam:Trong quá trình triển khai CPĐTđã rút ra 5 kinh nghiệm:

Theo chuyên gia Việt nam cho rằng đầu tiên là việc triển khai tin học hóa hay cải cách hành chính trước.

Thứ 2 là việc xây dựng Cổng thông tin điện tử (Portal) hay dịch vụ công trước. Nhiều năm qua, mọi người thường chỉ chú trọng xây dựng Cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, như mô hình của Bkav eGov, đầu tiên, chúng ta triển khai trong nội bộ và nhận được sự ủng hộ của chính những người trong cơ quan, lúc đó mới có thể cung cấp các dịch vụ công qua mạng cho người dân tốt được.

Thứ ba, hạ tầng như thế nào là đủ để xây dựng CPĐT. Hầu hết hạ tầng hiện nay của chúng ta đã đủ. Tại một số nơi, do chắp vá nên lúc nào cũng tưởng là thiếu. Nhưng chỉ cần các chuyên gia tư vấn, vận dụng hết khả năng của thiết bị sẵn có thì địa phương đó mới hiểu ra là hạ tầng của họ đáp ứng được. Tuy

nhiên, nếu chúng ta phát triển hơn nữa thì sẽ cần phải mua sắm thêm thiết bị. Thứ tư là làm thế nào để triển khai rộng CPĐT khi có rất nhiều sự khác biệt giữa các đơn vị hành chính trong cùng một địa phương. Một số nơi dù là

trung tâm thành phố nhưng lại rất e ngại trong việc thực hiện tin học hóa. Đối với những địa phương này, chọn cách "lấy nông thôn bao vây thành thị", triển khai ở vùng sâu, vùng xa trước như Sơn Hà (Quảng Ngãi) hay Cao Lộc (Lạng Sơn), Mường Nhé (Điện Biên)… Khi đã có sự thành công ở những nơi khó khăn như vậy thì lập tức, các đơn vị quản lý ở thành phố cũng sẽ thực hiện theo.

Cuối cùng là liên thông nhiều ứng dụng của các nhà cung cấp khác nhau. Về vấn đề này đã đưa ra những chuẩn mở để các nhà cung cấp có thể kết nối với nhau. (nguồn: http://123doc.org/doc_search_title/3354900-nghien- cuu-xay-dung-lo-trinh-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-o-viet-nam-trong-giai- doan-hien-nay.htm).

-Vƣơng quốc Anh: Vương quốc Anh là một trong những quốc gia được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao trong việc xây dựng và phát triển CPĐT.

Trong lộ trình phát triển CPĐT của mình, Vương quốc Anh đã đặt mục tiêu đến năm 2005 là tất cả những dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan chính quyền phải được điện tử hóa và thực hiện các dịch vụ đó trên mạng Internet. Điều này có nghĩa là các dịch vụ trên phải được cung cấp 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và theo một cách thức tiết kiệm chi phí. Dự kiến đến cuối năm 2005, tất cả các dịch vụ công của cơ quan chính phủ sẽ được tích hợp theo cách thức dễ dàng hơn với người sử dụng và được cung cấp hoặc hỗ trợ trực tuyến. Đồng thời, các dịch vụ công cũng phải sẵn sàng ở mọi thời điểm và địa điểm nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người sử dụng, có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ thông qua các kênh khác nhau như qua Tivi số tương tác, website được cá nhân hóa, sử dụng thẻ thông minh, thông qua công nghệ di động. Mặt khác, các dịch vụ công cũng được cung cấp một cách tích hợp thông qua sự hợp tác giữa các cơ quan, địa phương và được kết nối tới một cơ sở hạ tầng chung của quốc gia;

được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả mọi thắc mắc về dịch vụ, mọi công dân có thể tham gia và quá trình ra quyết định theo nhiều cách khác nhau, bao gồm thảo luận trực tuyến, bỏ phiếu trực tuyến, truyền hình trên mạng, trưng cầu dân ý và hỏi ý kiến; được sử dụng bởi các công dân điện tử thông qua việc thúc đẩy có hiệu quả những công nghệ sẵn có. Nhà cung cấp dịch vụ Internet không chỉ cho họ truy cập vào Internet mà còn giúp họ có được những kỹ năng để tận dụng được các cơ hội mà Internet mang lại.

Nguyên tắc quan trọng thứ hai nhằm quy định về dịch vụ công trực tuyến là Khả năng truy cập và hữu dụng. Thật vậy, để đạt được những mục tiêu đã nêu trên, một website của cơ quan chính phủ phải cung cấp nội dung và dịch vụ sao cho có liên quan và tiện lợi với người sử dụng.

Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ phải đạt hiệu quả. Việc đánh giá của người sử dụng sẽ cung cấp thông tin quan trọng về những dịch vụ trực tuyến. (nguồn: http://aita.gov.vn/tin-tuc/1429/kinh-nghiem-trien-khai-dich-vu-cong- truc-tuyen-cua-vuong-quoc-anh).

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Một phần của tài liệu luan-van-291 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w