9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1
2.1. Hoạt động của cơ quan chính phủ Lào
Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2015, chính phủ là cơ quan hành pháp có chức năng quản lý toàn diện và thống nhất trong cả nước.
Chính phủ có trác nhiệm trước quốc hội và chủ tịch nước [11,2].
Theo luật Chính phủ cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2003, Chính phủ là cơ quan hành pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, quản lý thống nhất thi hành trong lĩnh vực thuộc Nhà nước bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh và ngoại giao.
- Nguyên tắc hoạt động của chính phủ.
Chính phủ hoạt động thực hiện nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo và lấy mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức xã hội làm sức mạnh bằng cách thức giáo dục, kinh tế và quản lý công để quản lý nhà nước và xã hội.
Nhiệm kỳ Chính phủ tương đương với nhiệm kỳ của Quốc hội và có nhiệm kỳ 5 năm. Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Chủ nhiệm các cơ quan ngang bộ. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ do Chủ tịch nước đề nghị và Quốc hội thông qua.
Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
- Quyền và nhiệm của chính phủ:
1. Thi hành Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, sắc lệnh và nghị định Chủ tịch nước;
Nhà nước hàng năm và đệ trình lên Quốc hội xem xét và phê chuẩn;
3.Đệ trình dự thảo luật và sắc lệnh lên Quốc hội, và bản dự thảo sắc lệnh Chủ tịch nước;
4. Quản lý thống nhất việc xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế, văn hóa–
xã hội, khoa học, kỹ thuật, thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, đảm bảo sử dụng tài sản quốc gia có hiệu quả.
5. Báo cáo hoạt động với Quốc hội, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong thời gian Quốc hội không nhóm họp) và để báo cáo với Chủ tịch nước;
6. Ban hành nghị định và nghị quyết quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên quốc gia, môi trường, quốc phòng an ninh, và ngoại giao;
7. Tổ chức và giám sát hoạt động của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương;
8. Tổ chức và giám sát hoạt động của lực lượng Quốc phòng và an ninh;
9. Tổ chức, quản lý công dân thống nhất trong cả nước.
10.Tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh toàn quốc và trật tự xã hội, xây ựng lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện chỉ thị huy động lực lượng, xác đinh biện pháp cần thiết để bảo vệ tổ quốc.
11. Đình chỉ sự thi hành hoặc bãi bỏ quyết định đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chính quyền địa phương nếu họ phủ nhận luật;
12.Quyết định thành lập, xác định, hủy bỏ biên giới huyện và thị trấn theo đề xuất của chủ tịch tỉnh hoặc đô trưởng.
13.Tổ chức tiến hành thanh tra - kiểm ta, chống vị phạm pháp luật, tham nhũng và những tiêu cực khác; giải quyết khiếu nại của nhân dân về hành vi sai lạc của cán bộ - công chức và cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở pháp luật.
15.Thi hành và thực hiện quyền thông qua pháp luật [14,2,3].
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm: văn phòng chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.1. Hoạt động của văn phòng chính phủ.
Văn phòng chính phủ là một cơ quan ngang bộ trong chính phủ Lào, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và các phó thủ tướng trong việc kiểm soát hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phướng phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận xây dựng tổ quốc và tổ chức xã hội; quản lý, điều hành, đảm bảo an ninh và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động của Chính phủ, thủ tướng chính phủ và các phó thủ tướng chính phủ.
- Quyền và nghĩa vụ của văn phòng Chính phủ:
1. Xây dựng và giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Chính phủ, thủ tướng chính phủ và các phó thủ tướng chính phủ;
2. Chuẩn bị, nội dung, biên bản, ra thông báo và dự thảo nghị quyết đại hội thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng chính phủ và các đại hội khác mà thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng làm chủ tịch;
3. Thu thập, tổng kết và đề xuất quan điểm về thông tin trong nước và nước ngoài để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo và quyết định từ chính phủ, bộ trưởng
và phó thủ tướng chính phủ;
4. Nghiên cứu, xem xét, phân tích, sàng lọc, tổng hợp và đề xuất ý kiến về vấn đề quan trọng mà các ngành và địa phương đề xuất lên rồi báo cáo xin ý kiến chỉ đạo hoặc quyết định từ chính phủ, thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng;
5. Nghiên cứu đề xuất chính phủ về xây dựng chính mục tiêu chính sách, chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, ngoại giao, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước và bảo vệ
môi trường bền vững.
6. Quản lý lĩnh vực công việc thuộc bộ và cơ quan ngang bộ;
7. Tham gia phiên họp chính phủ, phiên họp thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng chính phủ;
8. Tổ chức chức cuộc họp hoặc dự cuộc họp của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và các tổ chức khác;
9. Báo cáo về tình hình và cung cấp thông tin cho chính phủ bằng sự phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức đảng, mặt trận xây dựng tổ quốc, các đoàn thể, chính quyền và các thành phần liên quan;
10. Tổ chức, chuẩn bị và dự cuộc họp gặp gỡ, đón tiếp hoặc tiến đoàn đại biểu, cá nhân quan trọng của chính phủ, thủ tướng chính phủ và các phó thủ tướng chính phủ.
11. Giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, nghi quyết, nghị định, chỉ thị, quyết định của chính phủ, ý kiến của thủ tướng chính phủ và các phó thủ tướng chính phủ, đồng thời tổng hợp báo cáo Chính phủ trong từng giai đoạn;
12. Nghiên cứu lời yêu cầu về quốc tịch và công dân danh dự;
13. Nghê ý kiên, lời yêu cầu, đề nghị của cá nhân và tổ chức về vấn đề liên quan đến trách nhiệm của chính phủ, thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng chính phủ để nghiên cứu, giải quyết cấp trên hoặc thành khác liên quan xử lý theo quy chế và pháp luật.
14. Tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động công tác cho chính phủ, thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng chính phủ và bộ trưởng thường trực văn phòng chính phủ;
15. Quản lý cán bộ-công chức công tác tại văn phòng chính phủ: bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng hoặc kỷ luật theo quy chế và pháp luật;
16. Quản lý, sử dụng ngân sách, trang bị phương tiện và dùng cụ theo quy chế và pháp luật;
tịch nước, ban thư ký quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, mặt trân xây dựng tổ quốc, các đoàn thể, chính quyền địa phương, thủ đô và các thành phần khác liên quan để thống nhất trong việc quản lý, điều hành chung của chính phủ.
18. Quan hệ và hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế theo sự phân công của của chính phủ;
19. Tổng kết, thường xuyên báo cáo và hoạt động công tác của mình cho chính phủ.
20. Thực hiện nghĩa vụ khác đã quy định trong quy chế và pháp luật.