Hoạt động xây dựng trang Web cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu luan-van-291 (Trang 59)

9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1

2.2.2.Hoạt động xây dựng trang Web cung cấp thông tin

Trong thời gian qua, các cơ quan , đơn vị nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó có nội dung "Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020”.

Xây dựng hệ thống phần mềm CPĐT gồm có: cổng thông tin quốc gia (National portal) có tên là: http://www.laopdr.gov.la/ là hệ thống dữ liệu điện tử tập hợp dữ liệu của các cơ quan có khả năng triển khai thông tin của mình qua internet.

Hình 2.2: Cổng thông tin quốc gia (National portal) (Nguồn: http://www.laopdr.gov.la)

Ngoài ra còn có hệ thống phần mềm làm cho văn phòng của các cơ quan hành chính Nhà nước có khả năng ứng dụng: hệ thống lưu trữ dữ liệu (E Archive); hệ thống kiểm soát và lưu trữ (E-Document tation); hệ thống đăng ký điện tử (E-Registration); hệ thống bản đồ điện tử (E-map), hệ hống học qua mạng (E-learning portal), hệ thống tổ chức cuộc họp từ xa (Tele conference system), hệ thống trò chuyện điện tử, hệ thống tìm kiếm các dữ liệu và phần mềm duyệt virus. Tất cả đã cài đặt xong trong năm 2010.

- Archive Information System: là phần mềm bảo quản lưu trữ tài liệu

giúp các phòng xây dựng thư viện, xây dựng, xây dựng tài liệu điện tử. Mọi tài liệu được lưu trữ trong các dạng tin nhắn, tiếng, hình, hình hoạt động và ghi nhớ vào trong hệ thống. Đồng thời cũng có cách tra cứu tài liệu một cách dễ dàng và có thể tìm trong tất cả các máy trong cơ quan đã kết nối với nhau.

- Document Information System: là phần mềm quản lý hồ sơ, phần mềm này có khả năng ghi nhận thông tin nguồn gốc của hồ sờ, nhận ngày nào, gửi cho

tra kết quả của các văn phòng được dễ hơn. Ngoài ra còn khả năng tổng kết số lượng và các loại hồ sơ.

- E-Documentation là phần mềm tài liệu điện tử giúp các CQNN trao đổi thông tin với nhau là phần mềm để lập, gửi, theo dõi tài liệu trong cùng cơ quan hoặc hội đồng, nhóm có thể trao đổi trực tuyến với nhau.

- Teleconference system: là hệ thống tổ chức hội họp từ xa thông qua thiết bị điện tử đã cài đặt cho các bộ, văn phòng tỉnh ủy; là phần mềm có khả năng giúp các tỉnh tổ chức cuộc họp cấp lãnh đạo và giữa cấp trung ương và địa phương với nhau tại chỗ không cần đi lại.

-National Portal: là cổng thông điện tử Chính phủ, tổng hợp các thông tin về Chính phủ để phổ biến cho nhân dân, các cơ quan có phổ biến thông tin của

mình vào trong cổng thông tin này. Ngoài ra còn có thể kết nối với các trang web khác của Chính phủ thì nhân dân có thể tìm kiếm thông tin của Chính phủ trực tuyến. Cổng thông tin còn có thể có kết nối với phần mềm hệ thống điều hành CPĐT để nhân dân có thể truy cập vào tất cả các dịch vụ công điện tử với thao tác bấm chuột vào biểu tượng “dịch vụ công (E-service)”.

E-Registration: là phần mềm giúp các đơn vị làm thủ tục đăng ký điện điện tử mà nhân dân có thể tải hồ sơ hoặc điền vào và gửi trực tuyến không cần phải đến cơ quan.

E-map: là phần mềm xem thông tin điện tử trong bản đồ, người dân có thể tìm ra địa chỉ và tuyến đường

E-Learning Portal: là phần mềm tự học điện tử có khả năng giúp các trường hoặc giáo viên tự xây dựng lớp học và chương trình học điện tử. Phần mềm còn cung cấp các giáo trình điện tử mà có dữ liệu thư viện điện tử (Digital library) của tổ chức Unesco có sách điện tử về khoa học, giáo dục và văn hóa hơn 1000 quyển.

Hình 2.3:Hệ thống phần mềm dịch vụ công điện tử (Nguồn: http://www.laopdr.gov.la)

- Đã hoàn thành việc dịch tiếng Anh sang tiếng Lào trong hệ thống cơ sở dữ liệu từ vựng của Google ( Google CLDR Survey Tool) số lượng 6.000 từ hoặc câu của tổ chức Unicode để ứng dụng vào các hệ thống máy tính và di động, tổng hợp từ ngữ tiếng Lào tất cả 3.814 câu và từ vựng trong từ điển Anh-Lào và Lào-Anh hơn 60.000 từ cho công ty Google theo kế hoạch phát triển và khuyến kích sử dụng tiếng Lào.

Hình 2.4: Tra cứu tiếng Lào trên trang web Google ( Google CLDR Survey Tool). (Nguồn

https://www.google.la) 2.2.3. Hoạt động nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ-công chức.

Nâng cao trình độ và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

Để triển khai CPĐT, việc cần thiết nhất là phải có nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn nhân lực ở đây được hiểu là đội ngũ cán bộ - công chức làm việc trong lĩnh vực CNTT & VT, đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về CNTT cũng như về CPĐT. Nguồn nhân lực mạnh mẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của việc phát triển CPĐT. Nguồn nhân lực mạnh mẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chiến lược xây dựng chính phủ điện tử.

Trong năm 2015 vừa qua Bộ bưu chính viễn thông Lào đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt chuyên môn trong thực hiện dự án cùng nhau của các ngành bằng việc tư vấn, góp ý, cho suất tập huấn, hỗ trợ cho các ngành thực hiện dự án.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện dự án và một số nhân viên được 85 người ; tập huấn cập độ quốc gia được 2 lần và tỉnh 1 lần có người tham gia 800 người, tập huấn chuyên môn công nghệ thông tin cho cán bộ - công chức các ngành khác được 14 lần có người tham gia 250 người. Ngoài ra còn tổ chức tập huấn ngắn hạn 1 tuần cho người sử dụng được 14 lần có người tham gia 290 người.

- Đã cử cán bộ chuyên môn đi tập huấn ở đại học alcatel cộng hòa Trung

Hoa gồm có tập huấn về cơ sở hạ tầng 8 người, hệ thống mạng 8 người, ứng dụng các trang thiết bị được 20 người và điều hành cuộc họp từ xa được 20 người.

- Đã hướng dẫn cách ứng dụng cụ thể ở các phòng ban được 10 đơn vị tổ chức của các bộ có hệ thống dữ liệu cán bộ, 4 phòng chính trị và 20 văn phòng chính quyền bản của thủ đô Viêng Chăn có cơ sở dữ liệu về công dân, 20 văn phòng hành chính nhà nước có hệ thống điều hành hồ sơ, tiếp nhận và trả lại hồ

sơ, 30 văn phòng hành chính nhà nước có hệ thống lưu trữ văn bản điện tử, 5 văn phòng thử nghiệm dịch vụ đăng ký điện tử và 5 nhà trường đã ứng dụng hệ thống giáo dục học từ xa vào trong việc giảng dạy.

Tổ chức tập huấn cho các văn phòng hành chính nhà nước trong nhiều nội dung như sau: đã tập huấn cho 2 tuần về quản lý hệ thống thông tin cho 32 người, tập huấn chương trình 2 tuần về nội dung điều hành phần mềm cho 200 người, tập huấn chương trình 1 tuần về nội dung quản lý dữ liệu cho 300 người, tập huấn chương trình 1 ngày cho lãnh đạo 50 người , tập huấn 2 ngày về vấn đề ứng dụng CPĐT cho 500 người.

2.2.4. Cung cấp dịch vụ công điện tử.

Sự phát triển của internet CNTT sự của ngày càng lan rộng ra, là quá trình toàn cầu hóa yêu cầu phải đổi mới phong cách làm việc và hệ thống hành chính nhà nước bằng ứng dụng CNTT để khuyến khích chính phủ cũng như các CQNN trong các ngành các cấp thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ công được nhiều hơn. Từ đó, các nước trên thế giới không nước công nghiệp hoặc nước đang phát triển chấp nhận nguyên tắc của CPĐT và tiến hành xây dựng hệ điều hành thông tin và các dịch vụ trực tuyến cho nhân dân.

Ngày nay, các cơ quan và đơn vị nhà nước đang đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các thủ tục hành chính. Mục tiêu đến năm 2020 tất cả các văn bản, tài liệu và các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ được thực hiện trên môi trường điện tử mọi lúc, mọi nơi dựa trên các ứng dụng của công nghệ thông tin. Vì thế dịch vụ công trực tuyến đang được các cơ quan hành chính nhà nước triển khai nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế, phục vụ được người dân và các doanh nghiệp mọi lúc, mọi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, triển khai CPĐT. Điều đó không những tạo điều

kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần làm giảm áp lực giấy tờ công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước. Việc áp dụng dịch vụ công điện tử giúp cơ quan Nhà nước giảm tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, người dân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, làm các thủ tục hành chính. Đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà từ những cán bộ công quyền.

Hình 2.5: Dịch vụ công điện tử

Một số dịch vụ công có thể cung cấp qua mạng là:

+ Cung cấp thông tin văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách; + Cung cấp thông tin kinh tế, xã hội và thị trường;

+ Cung cấp dịch vụ khai báo thuế trực tuyến;

+ Cung cấp các ấn phẩm, mẫu khiếu nại điện tử.

+ Cung cấp thông tin quy hoạch.

+ Đăng ký dịch vụ trực tuyến (dịch vụ làm giấy khai sinh, giấy lý lịch tư pháp, ...)

+ Đặt chỗ trực tuyến. + Mua sắm sảm phẩm. + Thanh toán trực tuyến.

+ Tìm địa chỉ, tìm việc làm

Tổng hợp các trang web tiếng Lào hiện có hơn 1000 trang web, 20% các CQNN có trang web phổ biến thông tin Chính phủ trên mạng, tập trung phổ biến các điều lệ, quy tắc, các văn bản pháp luật... giúp cho công dân và doanh nghiệp truy cập thông tin Chính phủ. Điều quan trọng và cần thiết của giai đoạn này là việc luôn luôn cập nhật thông tin trên trang Web của Chính phủ. người dân và doanh nghiệp có thể tự lấy các loại mẫu đơn, hồ sơ và các thủ tục thông qua việc truy cập thông tin Chính phủ mà không cần phải đi đến các cơ quan hành chính, đứng xếp hàng hàng giờ để xin và thậm chí còn phải đưa hối lộ.

Hình 2.6: Trang web cung cấp dịch công điện tử tại Lào (E-service) Các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà

nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ các hoạt động trong các cơ quan; các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ.

Các tổ chức, cơ quan nhà nước triển khai các giao dịch điện tử nói chung và dịch vụ công trực tuyến nói riêng . Khi triển khai cần có lộ trình, kế hoạch

và bước đi cụ thể đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi cao và cần tập trung cho việc đầu tư nguồn lực (đào tạo con người có trình độ, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này). Cũng cần đầu tư tài chính và cơ sở hạ tầng, lựa chọn các công nghệ phù hợp, tránh lạc hậu, phù hợp với sự phát triển của công nghệ của thế giới và Lào. Tránh đầu tư lãng phí và đảm bảo tính hiệu quả cao trong quá trình đầu tư.

Lào vẫn còn tụt hậu quá lớn so với các nước về việc cung cấp dịch vụ công điện tử. Hiện nay phần lớn các dịch vụ công điện tử ở Lào chủ yếu ở mức độ 1, 2.

Việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn gặp một số khó khăn nhất định. Hiện có thực tế đáng ngại là tại nhiều nơi, dù các cơ quan nhà nước, địa phương trên toàn quốc đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến online nhưng người dân vẫn không “mặn mà”“chung thuỷ” với thói quen sử dụng văn bản thủ công. Nhiều người dân chưa từng tiếp xúc công nghệ thông tin, mà ở đây là máy vi tính, chưa biết máy vi tính, Internet là gì. Một khi không có máy móc, thiết bị thì rất khó nói đến chuyện dùng dịch vụ công trực tuyến. Mặt khác một bộ phận dân cư là người dân lao động, nông dân, khả năng sử dụng, cập nhật Internet còn thấp do không quen sử dụng ICT, thiếu đào tạo, cũng lo lắng về sự riêng tư và tính bảo mật thông tin nên đây là một trong những khó khăn, trở ngại nhất khi triển khai dịch vụ này đến người dân. Bên cạnh đó, hệ thống mạng đôi khi còn gặp trục trặc trong việc truyền tải dữ liệu nên đôi khi việc đăng ký hay cập nhật cũng còn gặp khó.

Sự tương tác, kết nối, liên thông giữa các cơ quan Chính phủ trong CPĐT còn hạn chế: Hiện các Bộ, ngành ở Lào đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT song vẫn chỉ mang tính chất phát triển nội Bộ, ngành, đặc biệt là chưa thực sự thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin liên Bộ, ngành. Hơn nữa, vẫn còn tồn tại bất cập là “lực cản” đối với hoạt động triển khai các dịch vụ công trực tuyến. Khó khăn lớn nhất không phải là vấn đề kỹ thuật mà chính là sự thiếu nhân lực, ý chí quyết

tâm của lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ này.

Trong khi CPĐT có thể giúp cho việc cung cấp các dịch vụ công được thuận tiện và dễ dàng, cũng như làm cho các dịch cụ của chính phủ ngày càng được cải tiến, không một lý do nào trong số những lý do trên có thể làm cho người dân sử dụng ngay CPĐT trừ phí những mối quan tâm lo lắng trên được giải quyết. Một mặt cần đầu tư hạ tầng, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho công chức chính phủ. Một mặt cần phải khắc phục tình trạng người dân chưa có khả năng truy cập internet để hưởng thụ các dịch vụ trực tuyến của chính phủ.

Báo cáo về CPĐT năm 2014 và năm 2016 của Liên hợp quốc tuy đánh giá chỉ số của Lào ở mức thấp: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực con người ở dưới trung bình, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với CPĐT, tính minh bạch và chất lượng dịch vụ công đều không cao.

E-government World E-government Country Development index value Development ranking

2014 2016 2014 2016 Singapore 0.9076 0.8828 3 4 Malaysia 0.6115 0.6175 52 60 Brunei 0.5042 0.5298 86 83 Viet Nam 0.4705 0.5143 99 89 Philliphines 0.4768 0.5765 95 71 Thailand 0.4631 0.5522 102 77 Indonesia 0.4487 0.4478 106 116 Lao PDR 0.2657 0.3090 152 148 Cambodia 0.2999 0.2593 139 158 Myanmar 0.1869 0.2362 175 169 Timor-Leste 0.2528 0.2593 161 158 Bảng 2.1: Xếp hạng CPĐT của Lào trong khu vực Đông Nam Á

(Nguồn: báo cáo đánh giá chính phủ điện tử của LHQ năm 2014, 2016)

2.3. Đánh giá sự phát triển CPĐT của CHDCND Lào.

Điểm chủ yếu của CPĐT là xây dựng chiến lược dài hạn, có phạm vi sâu rộng nhằm liên tục cải tiến các hoạt động với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua việc thay đổi các hoạt động như quản lý cán bộ, công nghệ và qui trình công việc. Đẩy mạnh phát triển CPĐT, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CQNN, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn là mục tiêu đã được Chính phủ đề ra và đang tập

Một phần của tài liệu luan-van-291 (Trang 59)