Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Nguyễn Nhật Linh-K51QTNL.doc (Trang 65 - 66)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.4.1Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Để đạt được kết quả tốt nhất cho phân tích hồi quy, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự tương quan thông qua hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, bởi vì điều kiện để phân tích hồi quy là trước tiên các biến phải tương quan với nhau.

Khi phân tích sự tương quan ta cần chú ý đến 2 giá trị sau: (1) Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation) càng lớn, tiến dần về 1 thì mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng chặt chẽ; (2) Giá trị Sig. < 0,05 thì ta có thể kết luận biến độc lập và biến phụ thuộc có sự tương quan với nhau và ngược lại, nếu Sig. > 0,05 thì không có sự tương quan giữa hai biến.

Những biến độc lập không có sự tương quan với biến phụ thuộc sẽ được loại bỏ và không được đưa vào để phân tích hồi quy. Tuy nhiên, nếu giữa hai biến độc lập có sự tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý vấn đề cộng đa tuyến khi phân tích hồi quy.

Bảng 2.9 Kiểm định hệ số tƣơng quan Pearson

SHL CV CH LD DN TL PL DK SHL Pearson Correlation 1 0,558 ** 0,573** 0,420** 0,408** 0,524** 0,511** 0,527** Sig. (2- tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 140 140 140 140 140 140 140 140

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Sig. (2-tailed) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 nên có thể kết luận rằng có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, hệ số tương quan giữa các biến độc lập CV, CH, LD, DN, TL, PL, DK lần lượt là 0,558; 0,573; 0,420; 0,408; 0,524; 0,511; 0,527. Trong đó hệ số tương quan Pearson của biến độc lập và biến phụ thuộc cho ta kết quả là biến CH (Cơ hội đào tạo và thăng tiến) có sự tương quan với biến SHL (Sự hài lòng trong công việc) cao nhất (0,573) và biến DN (Đồng nghiệp) có sự tương quan với biến SHL (Sự hài

lòng trong công việc) thấp nhất (0,408). Đồng thời với mức ý nghĩa 1%, giá trị Sig. (2- tailed) của các nhân tố này đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy, tất cả các biến đều đủ điều kiện để đưa vào mô hình hôi quy nhằm giải thích sự hài lòng của nhân viên trong công việc.

Một phần của tài liệu Nguyễn Nhật Linh-K51QTNL.doc (Trang 65 - 66)