Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Nguyễn Nhật Linh-K51QTNL.doc (Trang 58 - 59)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.2 Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Để có được kết quả chính xác hơn, trước khi tiến hành phân tích dữ liệu, đề tài tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Mục đích của kiểm định này là để tìm xem liệu biến quan sát có đo lường cùng một phép đo của khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông

qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Thông qua đó, chúng ta có thể loại bỏ các biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Những biến quan sát có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 được xem là đáng tin cậy và được giữ lại để đưa vào các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 2.4 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Biến quan sát Cronbach’s Alpha

Bản chất công việc 0,804

Cơ hội đào tạo và thăng tiến 0,811

Lãnh đạo 0,788

Đồng nghiệp 0,805

Tiền lương 0,756

Phúc lợi 0,775

Điều kiện làm việc 0,755

Sự hài lòng trong công việc 0,731

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, dựa vào kết quả cho thấy rằng tất cả 7 biến độc lập đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (xem Phục lục 3, trang 86 ) ta thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc “Sự hài lòng trong công việc” là 0,731 và hệ số tương quan có giá trị lớn hơn 0,3 (xem Phục lục 3, trang 89 ). Vì vậy, theo các tiêu chí kiểm định như trên có thể kết luận rằng các thang đo được sử dụng là đáng tin cậy và sẽ giữ lại các biến quan sát như ban đầu để tiến hành các phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nguyễn Nhật Linh-K51QTNL.doc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w