- Định nghĩa:
4. Vấn đề quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện nay.
Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định:"động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội"( văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, 2001, tr.86). Trước đây, chúng ta thường nói "đại đoàn kết toàn dân" nhưng đến Nghị quyết hội nghị trung ương VII đổi thành "đại đoàn kết dân tộc".
Nghị quyết của hội nghị Trung ương 7 phần II ( khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Chương X:
LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
I. Những nội dung cơ bản của lý luận về nhà nước
1. Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước
a. Nguồn gốc
- Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước không đồng nghĩa với xã hội, không phải
xã hội loài người hình thành là đã có nhà nước. Lịch sử xã hội đã có một thời kỳ chưa có nhà nước - thời kỳ xã hội cộng sản nguyên thuỷ; chỉ đến khi xã hội phân chia thành giai cấp nhà nước mới ra đời.
- Chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng - chủ nô và nô lệ.
Mâu thuẫn giữa các giai cấp, cuộc đấu tranh giữa giai cấp đó không ngừng diễn ra và ngày càng quyết liệt không thể điều hoà được. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai
cấp chủ nô đã lập ra một bộ máy bạo lực, trấn áp. Bộ máy đó là nhà nước.
- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, tiếp đó là nhà nước phong
kiến, nhà nước tư bản đều xuất hiện từ mâu thuẫn đối kháng giai cấp vốn có của mỗi xã hội đó. Như vậy, nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Ở đâu có mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà thì ở đó nhà nước xuất hiện.
b. Bản chất
Bản chất nhà nước là nền chuyên chính của một giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn xã hội. Nhờ có bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị chiếm số ít trong dân cư duy trì được sự áp bức, bóc lột của mình đối với giai cấp bị trị bao giờ cũng chiếm số đông. Bản chất đó được thể hiện ở chức năng và đặc trưng của nhà nước.
- Với tính cách là nền chuyên chính của một giai cấp đối với giai cấp khác, nhà nước của
giai cấp bóc lột không thể là kẻ "công bằng" bảo vệ lợi ích cho các giai cấp trong xã hội.
- Theo bản chất đó, nhà nước, là một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng
của xã hội có giai cấp. Do đó, "Nhà nước nói chung chỉ là sự phản ánh, dưới hình thức tập trung của những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất".
(Mác -Ph.Ăngghen: Tuyển tập, t.VI, Nxb. Sự thật, HN, 1984, tr.413).