I. Lý luận hình thái kinh tế-xã hội và vai trò phương pháp luận của nó 1 Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế xã hộ
a. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
+ Khái niệm phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
PTSX đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các PTSX trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao.
PTSX chính là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định và QHSX tương ứng. + Khái niệm lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, biểu hiện năng lực chinh phục, làm chủ tự nhiên của con người.
LLSX bao gồm: người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất (công cụ lao động và đối tượng lao động); người lao động là yếu tố quan trọng nhất của LLSX.
Năng suất lao động là thước đo trình độ phát triển của LLSX, đồng thời nó cũng thể hiện tính ưu việt của xã hội này đối với xã hội khác.
LLSX là yếu tố động, cách mạng. + Khái niệm quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).
QHSX có 3 mặt: về sở hữu tư liệu sản xuất; về phân công, tổ chức lao động và về phân phối sản phẩm làm ra.
Ba mặt quan hệ này trong quá trình sản xuất luôn gắn bó với nhau, mặt thứ nhất là quan trọng nhất, chi phối các mặt khác và tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của LLSX.
QHSX là những quan hệ mang tính vật chất thuộc đời sống xã hội, nó là hình thức xã hội của LLSX và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội.
- Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX
Sự tác động lẫn nhau giữa QHSX với LLSX biểu hiện mối quan hệ mang tính chất biện chứng. Quan hệ này biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội.
LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức của PTSX, chúng liên hệ tác động và quy định lẫn nhau.
LLSX quyết định QHSX:
QHSX mang tính độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX: LLSX quyết định QHSX
Công cụ lao động như thế nào, trình độ chinh phục tự nhiên của con người đến đâu thì QHSX phát triển đến đấy;
Khi LLSX thay đổi thì QHSX sớm muộn cũng thay đổi theo. QHSX mang tính độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX
QHSX tác động trở lại LLSX, quy định mục đích xã hội của sản xuất;
Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển; còn không phù hợp thì kìm hãm sự phát triển của sản xuất (trạng thái phù hợp và trạng thái mâu thuẫn giữa QHSX với LLSX).
Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX dẫn đến cách mạng xã hội.