của phép biện chứng duy vật
1. Phương pháp và phương pháp luận
a. Phương pháp
Khái niệm phương pháp:
Thuật "phương pháp" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "methodos", có nghĩa là con đường, cách thức nhận thức và hành động.
Theo nghĩa thông thường, phương pháp là cách thức mà chủ thể sử dụng nhằm thực hiện mục đích đề ra.
Theo nghĩa khoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ những tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định.
Hêghen: phương pháp là ý thức về cách thức của sự vận động bên trong của nội dung
Vai trò của phương pháp:
Ph.Bêcơn: phương pháp như chiếc đèn soi đường cho khánh lữ hành trong đêm tối.
R.Đêcáctơ cũng rất chú trọng vai trò của phương pháp. Chính ông là người đã nêu lên các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức khoa học.
Phân loại phương pháp:
Xét về loại hình hoạt động:
Phương pháp nhận thức: cách thức, những thao tác của tư duy nhằm nhận thức chân lý. Phương pháp thực tiễn: biện pháp, những phương thức hoạt động thực tiễn cụ thể cảm tính của con người nhằm tác động vào thế giới khách quan.
Xét theo mức độ phổ biến và phạm vi ứng dụng:
Phương pháp riêng: chỉ áp dụng cho từng bộ môn khoa học cụ thể (phương pháp vật lý học, phương pháp toán học, phương pháp xã hội học, v.v..).
Phương pháp chung: áp dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau (các phương pháp quan sát, thí nghiệm, mô hình hóa.).
Phương pháp phổ biến: phương pháp của triết học Mác - Lênin, áp dụng cho mọi lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn.
Mỗi phương pháp đều có vị trí nhất định, đồng thời giữa chúng lại có quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, không nên coi phương pháp là ngang bằng nhau hoặc thay thế phương pháp này bằng phương pháp khác một cách tùy tiện, không nên đề cao phương pháp này và hạ thấp phương pháp kia.
b. Phương pháp luận
PPL là một hệ thống những quan điểm lý luận, những nguyên tắc xuất phát có căn cứ khoa học và thực tiễn để chỉ đạo chủ thể trong việc lựa chọn phương pháp cũng như xác định phạm vi, khả năng ứng dụng phương pháp một cách hợp lí, đạt kết quả cao.
Phương pháp luận có tính chất thuần túy về mặt lý luận, những vấn đề đặt ra trong đó nặng về tư duy lý tính; còn phương pháp lại bao hàm cả lý luận và thực tiễn, trong đó vừa có tư duy lý tính vừa là kinh nghiệm cảm tính.
Các cấp độ của PPL:
PPL bộ môn: PPL của các bộ môn khoa học cụ thể (toán, vật lý, sinh, lịch sử...).
PPL khoa học chung: là những quan điểm, những nguyên tắc chung, định hướng cho một nhóm nghành khoa học nhất định.
PPL chung nhất: phương pháp luận triết học, khái quát những quan điểm, những nguyên tắc chung nhất làm căn cứ xuất phát cho việc xác định phương pháp luận chung, phương pháp luận bộ môn, cũng như các phương pháp nhận thức, thực tiễn.
Các loại PPL vừa có tính độc lập tương đối, vừa xâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, tuy nhiên, chúng không thể thay thế chức năng, vai trò của nhau.
Phép biện chứng duy vật với tính cách là lý luận và phương pháp Sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp của PBCDV
C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải phóng chủ nghĩa duy vật cũ khỏi tính chất siêu hình, máy móc, đồng thời đưa phép biện chứng thoát ra khỏi vỏ bọc duy tâm, thần bí. Cải tạo một cách triệt để chủ nghĩa duy vật cũ và phép biện chứng của Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng.
Trong triết học Mác, PBC không chỉ là phương pháp biện chứng mà còn là lý luận duy
vật, CNDV không chỉ là lý luận duy vật mà còn là phương pháp biện chứng.
Lý luận và phương pháp, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất với nhau trong một chỉnh thể và trở thành một học thuyết phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, đồng thời định hướng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
Vai trò của PBCDV với tính cách là lý luận và phương pháp
Khác với các khoa học cụ thể, PBCDV vạch ra những mối liên hệ phổ biến nhất, những quy luật vận động và phát triển chung nhất của tồn tại và nhận thức, do đó chức năng của nó cũng được thể hiện ở cấp độ chung nhất, vai trò thế giới quan và phương pháp luận của nó bao quát tất cả mọi lĩnh vực của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới. Phép biện chứng thống nhất với lý luận nhận thức và lôgíc học. Đó là một hệ thống các quan điểm về thế giới quan thể hiện tư tưởng duy vật triệt để, đồng thời cũng là hệ thống phương pháp luận khoa học, định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.
PBCDV giúp con người vạch rõ bản chất, quy luật, xu hướng vận động, phát triển của các quá trình tự nhiên và xã hội.
Phép biện chứng duy vật đóng vai trò gợi mở, định hướng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học chuyên ngành.
2. Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của PBCDV
a. Nguyên tắc toàn diện
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần nắm vững và vận dụng nguyên tắc toàn diện.
Nguyên tắc toàn diện yêu cầu:
Phải nhận thức sự vật trong mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, chống lại cách xem xét phiến diện, một chiều, siêu hình, "chỉ thấy cây mà không thấy rừng".
Phải biết phân loại từng mối liên hệ, cần chú trọng các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, v.v..
Nguyên tắc toàn diện khác về nguyên tắc với CN chiết trung và thuật ngụy biện.
b. Nguyên tắc phát triển
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển: nguyên lý về sự phát triển của PBCDV. Nguyên tắc này yêu cầu:
Phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hoá của các sự vật, hiện tượng. Phải nhận thức sự vật trong tính biện chứng mâu thuẫn của nó.
Phải chủ động, tích cực và có thái độ đúng đắn đối với cái mới.
c. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử - cụ thể: các nguyên lý cơ bản của PBCDV. Nguyên tắc này yêu cầu:
Phải chú ý đúng mức điều kiện, hoàn cảch lịch sử - cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.
Phải gắn những luận thuyết, những quan điểm với hoàn cảch lịch sử - cụ thể.
Phải xem xét các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể khi vận dụng các học thuyết, các chủ trương, chính sách, phương pháp...
Chương VII:
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
I. Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận
1. Phạm trù thực tiễn
Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cải tạo tự nhiện và xã hội.
a. Thực tiễn là một hoạt động vật chất
- Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công cụ, sức mạnh vật
chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.
b. Hoạt động thực tiễn có mục đích
- Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người.
- Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên ngoài một cách thụ động. Con người chủ động thích nghi với thế giới bên ngoài bằng cách cải tạo thể giới thoả mãn theo nhu cầu của mình.
- Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những vật phẩm không
có sẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ, và sử dụng chúng.
c. Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội
- Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của
xã hội.
- Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá nhân mà là tòan
xã hội
d. Các dạng cơ bản và không cơ bản của thực tiễn
Dạng cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất – là một dạng họat động nguyên thủy và cơ bản và nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã
hội, chế độ xã hội.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học do nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật hiện đại.
Dạng không cơ bản: là những họat động được hình thành và phát triển từ những
dạng cơ bản, chúng là dạng thực tiễn phái sinh. Ví dụ: họat động trong một số lĩnh vực như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo …
2. Phạm trù lý luận
Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng.
Để hình thành lý luận, phải thông qua nhận thức kinh nghiệm. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm, bao gồm tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.
II. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình
thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Thực tiễn là cơ sở của lý luận
Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn, trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người được hình thành và phát triển.
Con người –tác động -> thế giới --thể hiện ->thuộc tính, qui luật->con ngừơi nhận thức.
- Thực tiễn là mục đích của lý luận
Mục đích của lý luận là nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Tự thân lý luận không thể tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người mà phải thông qua thực tiễn.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận
2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại,lý luận phải vận dụng vào thực
tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn
Lý luận soi đường cho thực tiễn vì lý luận có thể định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận dự báo khả năng phát triển, lường trước rủi ro.
Mặc dù có khả năng khái quát cao nhưng lý luận có tính lịch sử-cụ thể. Do đó, khi vận dụng lý luận phải tùy hoàn cảnh.
Lý luận tuy là loogic của thực tiễn, song, có thể lạc hậu so với thực tiễn.
III. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta (Học viên tự nghiên cứu)
1. Lý luận phải luôn luôn bám sát thực tiễn, phản ánh được yêu cầu của thực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn
2. Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo, khi vận dụng lý luận phải phù hợp
với điều kiện lịch sử –cụ thể
3. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
CHƯƠNG VIII:
LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM