I. Lý luận hình thái kinh tế-xã hội và vai trò phương pháp luận của nó 1 Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế xã hộ
4. Lý luận hình thái kinh tế-xã hội và cách tiếp cận lịch sử nhân loại theo lý thuyết các nền văn minh
các nền văn minh
- Khái niệm văn minh và việc phân chia sự phát triển xã hội theo các trình độ văn minh
Khái niệm nền văn minh: Nền văn minh chỉ trình độ phát triển của nền văn hoá tinh thần và vật chất của xã hội loài người ở một giai đoạn nhất định.
Quan điểm phân kỳ lịch sử của AlvinToffler: theo các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp.
Gần đây, các lý thuyết của S.Huntingtơn lại thổi phồng vai trò của sự đụng độ của các nền văn hoá đối với sự phát triển xã hội. Thực ra, giải thích xã hội chỉ bằng sự xung đột giữa các nền văn hoá là cách giải thích nửa vời.
Theo AlvinToffler, lịch sử không chỉ là lịch sử kế tiếp nhau của các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp (ba làn sóng) mà còn lịch sử của cuộc đấu tranh huỷ diệt lẫn nhau không thương xót của ba nền văn minh, mà đằng sau khái niệm "nền văn minh" là những con người, nhóm người, dân tộc, bộ tộc cụ thể. Thắng lợi của nền văn minh cao hơn không phải trên cơ sở kế thừa những thành tựu của nền văn minh trước nó.
Và nền văn minh mới sẽ bước lên vũ đài trên cái thây ma hay đống to tàn của nền văn minh cũ.
Sự khác nhau giữa lý luận hình thái kinh tế - xã hội với tiếp cận theo lý thuyết các nền văn minh
Cách tiếp cận này đã phạm sai lầm căn bản là chỉ coi trình độ phát triển của khoa học - công nghệ, của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định duy nhất và trực tiếp đối với mọi sự thay đổi của đời sống xã hội, của con người, bỏ qua vai trò của các QHSX, giai cấp, dân tộc, chế độ chính trị, v.v..
Quan điểm phân kỳ lịch sử của Alvin Toffler cố ý bỏ qua vấn đề bản chất, đó là vấn đề chế độ xã hội - tức là vấn đề hình thái kinh tế - xã hội.
Cuối cùng cách tiếp cận nền văn minh muốn chứng minh sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ tư bản chủ nghĩa.