Siêu hình và biện chứng

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết học (dành cho học viên cao học) (Trang 34)

I. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng và nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

a. Siêu hình và biện chứng

- Thuật ngữ "biện chứng" cũng được hình thành từ thời Hy Lạp cổ đại với chữ "dialectic", nghĩa là tranh luận có căn cứ. Khi đó, PBC được hiểu là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện ra mâu thuẫn trong cách lập luận của đối phương và bảo vệ quan điểm của mình.

Về sau, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, chuyển hóa, sự vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm: biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

- Quan điểm siêu hình "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quyên mất đi sự vận động của những sự ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng" (Ph.Ănghen).

Ngược lại, quan điểm biện chứng không chỉ thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng, không chỉ thấy sự tồn tại của sự mà còn thấy cả sự sinh thành và sự tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng thái tĩnh của sự vật mà còn thấy trạng thái động của sự vật , không chỉ "thấy cây" mà còn "thấy cả rừng".

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết học (dành cho học viên cao học) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)