L ỜI CẢM ƠN
3.3. Xác định mối quan hệ giữa đặc tính rủ của vải ngoài, vảilót và mẫu có
ngoài và vải lót
Xử lý số liệu để tìm tương quan giữa hệ số rủ DC của mẫu có cả lớp ngoài và lớp lót với hệ số rủ DC của vải ngoài và vải lót bằng phần mềm R, ta thu được kết quả như sau:
- Theo hướng sợi dọc của lớp ngoài trùng hướng sợi dọc của lớp lót (D), ta có phương trình:
NL = -134,31 + 5,07N + 4,06L – 0,12N.L Với R2 = 0,6011
66
Trong đó: NL Là hệ số rủ DC của mẫu có cả lớp ngoài và lớp lót (%) N Là hệ số rủ DC của lớp vải ngoài (%)
L Là hệ số rủ DC của lớp vải lót (%)
Theo phương trình trên, hệ số rủ DC của mẫu có cả lớp ngoài và lớp lót (NL) tỷ lệ thuận với hệ số rủ DC của lớp vải ngoài (N) và hệ số rủ DC của lớp vải lót (L), tỷ lệ nghịch với tích N.L. Hệ số của N bằng 5,07 và hệ số của L bằng 4,06; điều này cho biết sự ảnh hưởng của hệ số rủ DC lớp ngoài tới hệ số rủ của mẫu có cả lớp ngoài và lót lớn hơn hệ số rủ DC của lớp lót. Ảnh hưởng tương quan giữa hệ số rủ DC của lớp ngoài và lót là không đáng kể vì hệ số của N.L bằng -0,12 nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số của N và L.
- Theo hướng sợi dọc của lớp ngoài trùng hướng sợi ngang của lớp lót (D), ta có phương trình:
NL = -281,3 + 9,88N +7,55L – 0,2319N.L Với R2 = 0,6094
Trong đó: NL Là hệ số rủ DC của mẫu có cả lớp ngoài và lớp lót (%) N Là hệ số rủ DC của lớp vải ngoài (%)
L Là hệ số rủ DC của lớp vải lót (%)
Theo phương trình trên, hệ số rủ DC của mẫu có cả lớp ngoài và lớp lót (NL) tỷ lệ thuận với hệ số rủ DC của lớp vải ngoài (N) và hệ số rủ DC của lớp vải lót (L), tỷ lệ nghịch với tích N.L. Hệ số của N bằng 9,88 và hệ số của L bằng 7,55; điều này cho biết sự ảnh hưởng của hệ số rủ DC lớp ngoài tới hệ số rủ của mẫu có cả lớp ngoài và lót lớn hơn hệ số rủ DC của lớp lót. Ảnh hưởng tương quan giữa hệ số rủ DC của lớp ngoài và lót là không đáng kể vì hệ số của N.L bằng -0,23 nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số của N và L.
- Theo hướng sợi dọc của lớp ngoài trùng hướng thiên của lớp lót (D), ta có phương trình:
NL = -229,4269 + 8,2029N + 6,3793L -0,1929NL R2 = 0,6898
67
Theo phương trình trên, hệ số rủ DC của mẫu có cả lớp ngoài và lớp lót (NL) tỷ lệ thuận với hệ số rủ DC của lớp vải ngoài (N) và hệ số rủ DC của lớp vải lót (L), tỷ lệ nghịch với tích N.L. Hệ số của N bằng 8,2029 và hệ số của L bằng 6,38; điều này cho biết sự ảnh hưởng của hệ số rủ DC lớp ngoài tới hệ số rủ của mẫu có cả lớp ngoài và lót lớn hơn hệ số rủ DC của lớp lót. Ảnh hưởng tương quan giữa hệ số rủ DC của lớp ngoài và lót là không đáng kể vì hệ số của N.L bằng -0,19 nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số của N và L.
3.4. Kết luận chương 3
Qua các kết quả đo thực nghiệm của các mẫu vải đo bằng phương pháp Cusick trên thiết bị đo SDL- ATLAS cho kết quả chính xác và đáng tin cậy.
- Hệ số rủ DC
DC của mẫu có cả vải ngoài và vải lót bị ảnh hưởng lớn nhất khi sử dụng
vảilót L2, tiếp theo là vải lót L1,L3
Với mẫu có vải ngoài N1 thì DC thay đổi nhiều nhất khi sử dụng lót L2
theo hướng thiên tăng 11,61%. Thay đổi ít nhất với mẫu có lót L3 theo hướng dọc tăng 1,48%.
Với mẫu có vải ngoài N2 thì DC thay đổi nhiều nhất khi sử dụng lót L2
theo hướng thiên tăng 18,36%. Thay đổi ít nhất với mẫu có lót L3 theo hướng dọc tăng 4,25%.
Với mẫu có vải ngoài N3 thì DC thay đổi nhiều nhất khi sử dụng lót L2
theo hướng thiên tăng 28,74%. Thay đổi ít nhất với mẫu có lót L3 theo hướng dọc tăng 5,76%.
- Số nếp uốn N trên bóng rủ:
Khi sử dụng vải lót L2 thì số nếp uốn của cả 3 mẫu có vải ngoài N1, N2, N3 đều bị thay đổi.
Khi sử dụng vải lót L1 thì số nếp uốn của mẫu có vải ngoài N1 là không thay đổi và không bị ảnh hưởng, còn mẫu có vải ngoài N2, N3 có bị ảnh hưởng.
68
Khi sử dụng vải lót L3 thì số nếp uốn của mẫu có vải ngoài N1, N2, N3 là không thay đổi và không bị ảnh hưởng. Như vậy có thể sử dụng vải lót L3 cho các
vải ngoài đã chọn, kể cả xoay chuyển vị trí tương đối của hai lớp vải ngoài và lót
theo hướng thiên thì số nếp uốn trên bóng rủ vẫn không bị ảnh hưởng. Đây là điểm khá quan trọng cần được chú ý khi xây dựng cấu trúc cho quần áo với các vải ngoài N1, N2 và N3.
- Hình dạng bóng rủ
Khi xem xét các hình dạng bóng rủ của mẫu có lớp vải ngoài và thêm lớp vải lót, ta thấy hình dạng bóng rủ có sự thay đổi nhiều. Các mẫu có lớp ngoài và lớp lót
là vải L2 có hình dạng bóng rủ thay đổi nhiều nhất, số nếp uốn giảm đi, khoảng
cách giữa các nếp uốn có xu hướng kéo giãn ra, nếp uốn rộng hơn, còn đối với mẫu có vải ngoài và vải lót L1, L3 thì sự thay đổi ít hơn rõ rệt hơn, khó nhận thấy hơn. Khi có lớp lót L1, L2 thì sự phân bố các nếp uốn trên bóng rủ của mẫu cũng đã thay đổi, không còn phân bố đều đặn, nhất là trên các mẫu có lớp lót L1. Sự thay đổi trên hình dạng bóng rủ của mẫu có vải lót L3 là ít nhất. Điều này cũng cho thấy loại vải lót L2, L1 có ảnh hưởng đến hình dạng bóng rủ của mẫu có vải ngoài lớn hơn hơn
so với vải lót L3 tương tự như với hệ số rủ DC và số nếp uốn N. Vải L3 hầu như
không làm thay đổi hình dạng bóng rủ của vải ngoài. Điều này rất quan trọng khi muốn chọn vải lót cho vải ngoài N1, N2, N3 mà muốn duy trì hình dáng gần với vải ngoài ban đầu nhất (tức là lớp lót ít có ảnh hưởng về hình dáng) thì hãy chọn vải lót L3 mà không nên chọn vải lót L2.
Mối quan hệ giữa đặc tính rủ của vải ngoài, vải lót và mẫu có vải ngoài và vải lót
Mối quan hệ giữa hệ số rủ của mẫu có cả chính và lót theo hướng thiên và hệ
số rủ của mẫu vải ban đầu có R2 lớn nhất (R2 = 0,6898) khi hệ số rủ của mẫu lót
tăng thì hệ số rủ của mẫu có cả chính và lót tăng theo. Mối quan hệ giữa hệ số rủ
của mẫu có cả chính và lót theo hướng dọc và hệ số rủ của mẫu vải ban đầu có R2
69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với các kết quả đã nêu trên, luận văn đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu và rút ra các kết luận sau.
1. Lớp vải lót và vải ngoài có làm ảnh hưởng đến DC của mẫu có cả vải lót và vải ngoài.
Hệ số rủ DC (%) của các mẫu thay đổi khá nhiều khi thay đổi lớp lót và ít thay đổi khi xoay chiều canh sợi.
Hệ số rủ DC (%) của các mẫu vải có cả vải ngoài và lót thay đổi nhiều nhất khi mẫu có lót là lót L2, tiếp theo là đến lót L1,L3.
Khi chọn vải lót L2 cho vải ngoài N3 trên sản phẩm, cần xem xét cực kỳ thận trọng bởi đặc tính rủ của mẫu thu được khi có cả lớp vải lót và vải ngoài có biến đổi rất lớn so với vải ngoài N3 lúc ban đầu.
Có thể sử dụng vải lót L3 cho các vải ngoài đã chọn, kể cả xoay chuyển vị trí tương đối của hai lớp vải ngoài và lót theo hướng thiên thì hệ số rủ bị ảnh hưởng không đáng kể. Đây là điểm khá quan trọng cần được chú ý khi xây dựng cấu trúc cho quần áo với các vải ngoài N1, N2 và N3.
2. Lớp vải lót và vải ngoài có làm ảnh hưởng đến hình dạng rủ, số lượng nếp uốn của mẫu có cả vải lót và vải ngoài.
Số nếp uốn của mẫu có vải ngoài N1, N2, N3 và lót L1,L2, L3 bị ảnh hưởng bởi vải lót L2 là nhiều nhất, vải lót L3 hầu như không ảnh hưởng.
Sự thay đổi nếp uốn khó hơn so với sự thay đổi hệ số rủ DC. Phải có sự thay đổi về DC lớn mới cố thể làm nếp uốn thay đổi.
Khi sử dụng vải lót L3 thì số nếp uốn của mẫu có vải ngoài N1, N2, N3 là không thay đổi và không bị ảnh hưởng. Như vậy có thể sử dụng vải lót L3 cho các
vải ngoài đã chọn, kể cả xoay chuyển vị trí tương đối của hai lớp vải ngoài và lót
theo hướng thiên thì số nếp uốn trên bóng rủ vẫn không bị ảnh hưởng. Đây là điểm khá quan trọng cần được chú ý khi xây dựng cấu trúc cho quần áo với các vải ngoài N1, N2 và N3.
70
Hình dạng nếp uốn của các mẫu có lớp ngoài và lớp lót bị thay đổi nhiều nhất khi sử dụng vải lót L2, khoảng cách giữa các nếp uốn có xu hướng kéo giãn ra, còn đối với mẫu có vải ngoài và vải lót L1, L3 thì sự thay đổi kém rõ rệt hơn, khó nhận
thấy hơn. Sự thay đổi trên hình dạng bóng rủ của mẫu có vải lót L3 là ít hơn cả.
Điều này cũng cho thấy loại vải lót L2, L1 có ảnh hưởng đến hình dạng bóng rủ của mẫu có vải ngoài và lót lớn hơn hơn so với vải lót L3 tương tự như với hệ số rủ DC và số nếp uốn N.
3.Mối quan hệ giữa đặc tính rủ của vải ngoài, vải lót và mẫu có vải ngoài và vải lót theo hướng dọc, ngang, thiên
- Theo hướng sợi dọc của lớp ngoài trùng hướng sợi dọc của lớp lót (D), ta có phương trình:
NL = -134,31 + 5,07N + 4,06L – 0,12N.L Với R2 = 0,6011
- Theo hướng sợi dọc của lớp ngoài trùng hướng sợi ngang của lớp lót (D), ta có phương trình:
NL = -281,3 + 9,88N +7,55L – 0,2319N.L Với R2 = 0,6094
- Theo hướng sợi dọc của lớp ngoài trùng hướng thiên của lớp lót (D), ta có phương trình:
NL = -229,4269 + 8,2029N + 6,3793L -0,1929NL Với R2 = 0,6898
Trong đó:
NL Là hệ số rủ DC của mẫu có cả lớp ngoài và lớp lót (%) N Là hệ số rủ DC của lớp vải ngoài (%)
L Là hệ số rủ DC của lớp vải lót (%)
Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài có thể tiếp tục phát triển theo
hướng sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp lót khác nhau nên độ rủ của sản phẩm may.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Thị Hiền (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc trưng cơ học đến độ rủ của
vải cotton 100% dùng để may áo sơ mi.
2. PGS TS Nguyễn Văn Lân (2003), Xử lý thống kê số liệu thực nghiệm và những ví dụ
ứng dụng trong ngành dệt may, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 3. BS – 5058/ 1973.
4. Abbott G.M., Grosberg P. and Leaf G.A.V., (1973), The elastic resistance to
bending of plain woven fabric, Journal of the Textile Institute, Vol: 64, pp: 346-362.
5. Chen B. and Govindraj H., (1996), A parametric study of fabric drape, Textile
Research Journal, Vol: 66(1), pp: 17-24.
6. Collier, B., (Fall 1991),Measurement of Fabric Drape and Its Relation to Fabric
Mechanical Properties and Subjective Evaluation, Clothing and Textiles Research Journal 10, 46-52.
7. Cusick G.E., (1968), The Measurement of Fabric Drape, Journal of the Textile
Institute, Vol: 59(6), pp: 253-260.
8. Cusick, G., (1965),The Dependence of Fabric Drape on Bending and Shear
Stiffness, Journal of the Textile Institute, 56, T596-T607.
9. Cusick G.E., (1965), The Dependence of Fabric on Bending and Shear Stiffness,
Journal of the Textile Institute, Vol: 56(11), pp: 596-606.
10. Chu C C, Plat, M M.. and Hamburger. W. J..(1960) Investugation of the Factors
Affecting the Drapeability of Fabric, Textile Res. J.,30,66.
11. Dhingra and Postle (1980), Some aspects of the Tailrability of Woven and
72
12. De Jong S. and Postle R., (1977), An energy analysis of woven-fabric
mechanics by means of optical-control theory, part II: pure bending properties, Journal of the Textile Institute, Vol: 68, pp: 362-369.
13. Ghosh T.K., Batra S.K. and Barker R.L., (1990), The bending behaviour of
plain-woven fabrics, part I: Acritical review, Journal of Textile Institute, Vol: 81(3), pp: 245-255.
14. Ghosh T.K., Batra S.K. and Barker R.L., (1990), The bending behaviour of
plain-woven fabrics, part III: The case of linear thread-bending behaviour, Journal of the Textile Institute, Vol: 81, pp: 273-287.
15. Hu J., (2000), Structure and mechanical of woven fabrics, Woodhead
Publishing Limited, pp: 123-150.
16. Hu J.L., Lo W. and Lo M.T., (2000), Bending hysteresis of plain woven fabrics
in various derections, Textile Research Journal, Vol: 17(30), pp: 20-36.
17. Hu J.L., Shi F.J. and Yu T.X., (1999), Investigation on bending and creasing of
woven fabrics under low curvature, Journal China Textile University, Vol: 16(2), pp: 26-31.
18. Hu,J., and Chan Y.F., (1998), Effect of Frabric Mechanical Properties on
Drape, Tex.Res.J 68 (1), 57-64.
19. Hu, J., Chung,S., and Lo, M., (1997), Effect of Seams on Fabric Drape,
Int.J.Cloth.Sc.Tech., 9(3) 220-227.
20. Jiang W., (2010), Relationship between the structure and rigidity and elasticity
of light-weight worsted fabrics, Wool Textile Journal, 3, pp: 49-52.
21. Jevšnik S., Rudolf A., Krašević S.V., Stjepanović Z., Saricam C. and Kalaoğly
F., (2010), Drapability-Parameter for aesthetic appearance of garment, 2nd
Scientific Conference: Development trends in the textile industry - Design, Technology, Management, pp: 76-80.
73
22. Jing M., (2006), Influence of structure parameters of lightweight worsted fabric
on wearing characteristics, Wool Textile Journal, 5, pp: 48-51.
23. Jevšnik S., Gubenšek I. and Geršak J., (2004), The advance engineering methods to
plan the behaviour of fused panel, 2nd International Textile, Clothing and Design Conference, October 3rd to 6th, Dubrovnik, Croatia, pp: 539-544.
24. Journal of Textile Institute, 1665, (56), T 596.
25. Jinlian Hu and Siuping Chung, Drape Behavior of Woven Fabrics with seams.
26. Kaushal Raj Sharma, B.K. Behera, H. Roedel, Andrea Schenk, (2005), Effect of
sewing and fusing of interlining on drape behaviour of suiting fabrics, International Journal of Clothing Science and Technology, Vol. 17 Iss: 2, pp.75 – 90.
27. Kawabata, S., and Niwa, M., (1989), Fabric Performance in Clothing and
Clothing Manufacture,J. Textile Inst. 80, 19-50.
28. Kim,C.J. and Vaughn, E.A., (1979), Prediction of Fabric Hand from Mechanical
Properties of woven Fabrics, J.Tex.Mach.Soc.Japan. Vol 32, 47-56.
29. Kawabata,S., and Niwa,M., (1975), Analysis of hand Evaluation of Wool
Fabrics for Men’s Suits using data of a Thousand Samples Compulation, Fifth Quinquennial International Wool and Textile Research Conference, Aachen, Vol.5 413.
30. Lojen Ž.D. and Jevšnik S., (2007), Some aspects of fabric drape, Fibres &
Textiles in Eastern Europe, 15, 4(63), pp: 39-45.
31. Lloyd D.W., Shanahan W. J. and Konopasek M., (1978), The bending of heavy
fabric sheets, Institut of Journal of Mechanical Science, Vol: 20, pp: 521 527.
32. Mooreka H. and Niwa M., (1976), Relation between drape coefficient and
mechanical properties of fabric, Journal of Textile Milch, 50cl. Japan. Vol: 22(3), pp: 63-67.
74 Textile Inst. 21, 377- 416.
34. Saville, B. P., (1999), Physical Testing of Textiles, The Textile Institute,
Woodhead Publishing Limited.
35. Suda, N., and Nagasaka, T., (1984), Dependency of Various Sewing Conditions
on the Bending Property of Seams, Rep. Polymeric Mat.Res. Inst, (142) 39-45.
36. Suda, N., and Nagasaka, T., (1984), Influence of the Partial Change Bending
Property on the Formation of Nodes, Rep. Polymeric Mat.Res.Inst, (142) 47-55.
37. Sudnik Z.N., (1972), Objective measurement of fabric drape, Textile Institute
and Industries, Vol: 10, pp: 14-8. 38. Textile Research Jr, 1950, (20), 539.
39. Zhang H., Zhu H. and Zhang J., (2003), Properties of fabric between bending,
75 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả thí nghiện các thông số vải ... 75 Phụ lục 2: Kết quả thí nghiệm các đặc tính rủ của vải ... 76 Phụ lục 3: Phân tích ANOVA ... 79 Phụ lục 4: Xử lý thống kê bằng phần mềm R... 95
76
77