Ảnh hưởng của đặc tính rủ lớp ngoài, lớp lót đến đặc tính rủ của mẫu có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vải lót tới đặc tính rủ của vải ngoài (Trang 47 - 75)

L ỜI CẢM ƠN

3.2. Ảnh hưởng của đặc tính rủ lớp ngoài, lớp lót đến đặc tính rủ của mẫu có

lớp ngoài và lót.

3.2.1. Ảnh hưởng của đặc tính rủ lớp ngoài, lớp lót đến đặc tính rủ của mẫu có

lớp ngoài và lót với vải ngoài N1

Phân tích phương sai được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của vải ngoài, vải lót tới mẫu có lớp vải ngoài và vải lót theo phương diện đặc tính rủ. Cụ thể, phân tích phương sai được tiến hành với kết quả thí nghiệm về hệ số rủ và số nếp uốn của bóng rủ.

- H s r DC:

Bảng 3.5. Kết quả phân tích phương sai của hệ số rủ DC một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 khi vải ngoài N1được giữa nguyên, với các loại vải lót thay đổi L1, L2, L3

theo các hướng đã thiết lập

STT Mẫu Hướng F tính Kết luận 1 N1L1 D 10,3552 Có ảnh hưởng N 20,3457 Có ảnh hưởng T 3,4007 Không ảnh hưởng 2 N1L2 D 53,8602 Có ảnh hưởng N 27,2798 Có ảnh hưởng T 114,028 Có ảnh hưởng 3 N1L3 D 2,9291 Không ảnh hưởng N 4,4930 Không ảnh hưởng T 6,1423 Không ảnh hưởng * Trong bng trên, các ký hiu :

D thể hiện mẫu có hướng sợi dọc của vải ngoài trùng sợi dọc của vải lót,

N thể hiện mẫu có hướng sợi dọc của vải ngoài trùng với hướng sợi ngang của vải lót,

38

Nhn xét:

Nhìn vào bảng 3.5. kết quả phân tích phương sai mộtyếu tố với F tới hạn =

7,7086 đối với các mẫu sử dụng vải ngoài N1 ta thấy, hầu hết các trường hợp thí

nghiệm vải lót có ảnh hưởng đến hệ số rủ DC của mẫu có vải ngoài N1 và vải lót,

chỉ một số trường hợp (N1L1T, N1L3D, N1L3N, N1L3T) không thể hiện sự ảnh

hưởng của vải lót.

Bảng 3.6. Kết quả phân tích phương sai với hệ số rủ DC một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 của mẫu có lớp vải lót L1 được giữa nguyên và lớp vải ngoài thay đổi

N1, N2, N3 theo các hướng đã thiết lập

STT Mẫu Hướng F tính Kết luận 1 N1L1 D 220,774 Có ảnh hưởng N 555,7392 Có ảnh hưởng T 27,75242 Có ảnh hưởng 2 N2L1 D 139,0677 Có ảnh hưởng N 55,255 Có ảnh hưởng T 0,743018 Không ảnh hưởng 3 N3L1 D 3,0609 Không ảnh hưởng N 36,5569 Có ảnh hưởng T 17,4398 Có ảnh hưởng Nhn xét:

Nhìn vào bảng 3.6 kết quả phân tích phương sai mộtyếu tố với F tới hạn =

7,7086 khi vải lót L1 giữa nguyên và thay đổi lớp vải ngoài N1, N2, N3 ta thấy hầu hết các trường hợp thí nghiệm trên lớp vải ngoài có ảnh hưởng đến hệ số rủ DC của

mẫu có lớp vải ngoài thay đổi và lớp vải lót L1 cố định, chỉ một số trường hợp

(N2L1T, N3L1D) không thể hiện ảnh hưởng của lớp vải ngoài.

Giá trị hệ số rủ của các mẫu vải ngoài N1, các mẫu vải lót L1, L2, L3 và các mẫu có lớp vải ngoài là N1, vải lót lần lượt là L1, L2, L3 theo các hướng đã thiết kế được thể hiện trên đồ thị 3.1.

39

Hình 3.1: Biểu đồ hệ số rủ DC(%)của các mẫu trên vải N1

Nhìn vào Biểu đồ 3.1. ta thấy giá trị hệ số rủ DC(%) của các mẫu có lớp vải ngoài N1 ta thấy rằng hệ số rủ DC của các mẫu có lớp vải ngoài N1 và lót khi chồng nên nhau thay đổi khá nhiều so với hệ số rủ DC của vải chính N1 và các vải lót L1, L2, L3 ban đầu. Sự biến đổi lớn nhất của hệ số rủ DC của mẫu có lớp vải ngoài N1 và vải lót so với hệ số rủ DC của vải ngoài N1 thể hiện trên mẫu N1L2 theo hướng T (hướng sợi dọc của vải ngoài trùng với hướng thiên của vải lót) ứng với mức tăng của hệ số rủ DC là 11,61%. Sự biến đổi nhỏ nhất của hệ số rủ DC của mẫu có lớp vải ngoài N1 và vải lót so với hệ số rủ DC của vải ngoài N1 thể hiện trên mẫu N1L3 theo hướng D (hướng sợi dọc của vải ngoài trùng với hướng sợi dọc của vải lót) ứng với mức tăng không đáng kể của hệ số rủ DC là 1,48%.

Có thể thấy, trong 3 loại vải lót L1, L2, L3, thì vải lót L3 mềm nhất, có hệ số

rủ DC nhỏ nhất (39,86%) và nhỏ đến mức hầu như không có tác động rõ rệt đến

mức thay đổi của mẫu có vải ngoài N1 và vải lót L3. Hai vải lót L1, L2 cứng hơn nên thể hiện rõ nét ảnh hưởng của vải lót tới hệ số rủ DC của mẫu vải có lớp ngoài N1 và lớp lót. Trong đó, vải lót L2 cứng nhất, có hệ số rủ DC cao nhất (64,12%), thậm chí cao hơn cả hệ số rủ DC của lớp vải ngoài N1 (43,98%) thể hiện sự ảnh

40

hưởng mạnh mẽ nhất của loại vải lót L2 tới mẫu có vải ngoài N1 và vải lót L2 theo cả 3 hướng.

Vải lót L2 làm thay đổi hệ số rủ DC của mẫu có vải ngoài N1 và vải lót nhiều nhất, tiếp theo là vải lót L1, và ít nhất là vải lót L3. Mức tăng DC của mẫu khi có

vải ngoài N1 và lót L2 theo hướng D là 8,16% chiếm 15,56%, theo hướng N là

9,97% chiếm 18,48%, theo hướng T là 11,61% chiếm 20,88%.

Vải lót L2 là vải polyester cứng hơn nhiều so với vải lót bông L2 và vải lót lụa L3. Điều này chứng tỏ vải lót mà càng cứng thì càng ảnh hưởng nhiều đến hệ số rủ DC của mẫu có vải ngoài N1 và vải lót.

Mức tăng hệ số rủ DC của mẫu có vải ngoài là N1, vải lót L3 là bé nhất theo hướng D là 1,48% chiếm 3,25%, theo hướng N là 2,72% chiếm 5,82%, theo hướng T là 3,04% chiếm 6,46%. Vải lót L3 là vải lụa mềm mại có hệ số rủ DC thấp nhất so với vải ngoài N1 nên ít có ảnh hưởng nhất tới hệ số rủ DC của mẫu có vải ngoài N1 và vải lót L3.

- S nếp un trên bóng r N:

Bảng 3.8. Kết quả phân tích phương sai với số nếp uốn N trên bóng rủ một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 khi vải ngoài N1được giữa nguyên, với các loại vải lót thay

đổi L1, L2, L3 theo các hướng đã thiết lập

STT Mẫu Hướng F tính Kết luận 1 N1L1 D 2 Không ảnh hưởng N 1 Không ảnh hưởng T 4 Không ảnh hưởng 2 N1L2 D 4,5 Không ảnh hưởng N 4 Không ảnh hưởng T 4 Không ảnh hưởng 3 N1L3 D 0 Không ảnh hưởng N 0,5 Không ảnh hưởng T 0 Không ảnh hưởng

41

Nhn xét:

Quan sát kết quả phân tích phương sai một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 của số nếp uốn N trên bóng rủ khi cố định vải ngoài N1 và thay đổi các loại vải lót L1, L2, L3 theo các hướng như trên ta thấy, các trường hợp thí nghiệm trên đều không

thể hiện sự ảnh hưởng đến nếp uốn N của mẫu có lớp vải ngoài N1 và lớp vải lót

thay đổi. Các loại vải lót L1, L2, L3 khi đặt dưới vải ngoài N1 theo các hướng như trên không làm thay đổi số nếp uốn của mẫu.

Điều này có thể do sự biến đổi của hệ số rủ DC của mẫu có lớp ngoài là N1 với lớp lót chưa đủ để làm thay đổi số nếp uốn trên bóng rủ của mẫu kết hợp 2 lớp. Tức là các vải lót này chưa đủ cứng để làm thay đổi số nếp uốn của mẫu vải có lót so với mẫu vải N1 không có lót ban đầu. Vải ngoài N1 cũng là loại vải cứng nhất, nặng nhất trong 3 loại vải ngoài lựa chọn. Mặc dù, vải lót L2 cứng hơn hẳn so với vải ngoài N1, hệ số rủ của vải lót L2 (64,12%) cao hơn hẳn hệ số rủ DC của vai ngoài N1 (43,98%), nhưng cũng không làm thay đổi số nếp uốn trên bóng rủ của mẫu N1L2 khi có lót L2. Như vậy, số nếp uốn trên bóng rủ của mẫu có lớp ngoài N1và lớp lót đã chọn khó có thể bị tác động bới lớp vải lót hơn so với hệ số rủ DC.

Bảng 3.9. Kết quả phân tích phương sai với số nếp uốn trên bóng rủ N một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 khi vải lót L1được giữa nguyên, với các loại vải ngoài

thay đổi N1, N2, N3 theo các hướng đã thiết lập

STT Mẫu Hướng F tính Kết luận 1 N1L1 D 0 Không ảnh hưởng N 2 Không ảnh hưởng T 1,25 Không ảnh hưởng 2 N2L1 D 2 Không ảnh hưởng N 16 Có ảnh hưởng T 16 Có ảnh hưởng 3 N3L1 D 4,5 Không ảnh hưởng N 4,5 Không ảnh hưởng T 16 Có ảnh hưởng

42

Nhn xét:

Khi giữa nguyên lớp vải lót L1, thay đổi lớp vải ngoài theo các loại N1, N2, N3 theo các hướng như trên, thì hầu hết các trường hợp cũng cho thấy số nếp uốn của mẫu có lớp vải lót L1 và vải ngoài cũng không bị ảnh hưởng so với mẫu vải lót ban đầu L1 ngoài trừ một số trường hợp N2L1 (D), N2L1 (T) và N3L1 (T).

Điều này cũng có thể do sự biến đổi của hệ số rủ DC của mẫu có lớp ngoài thay đổi với lớp lót L1 chưa đủ để làm thay đổi số nếp uốn trên bóng rủ của mẫu kết hợp 2 lớp ngoại trừ 3 mẫu trên. Tức là các vải ngoài này trong nhiều trường hợp là chưa đủ cứng để làm thay đổi số nếp uốn của mẫu vải có lót L1 so với mẫu vải L1 không có lớp ngoài ban đầu. Vải lót L1 có độ cứng nằm giữa trong 3 loại vải lót lựa chọn. Mặc dù, vải ngoài N1 cứng hơn so với vải lót L1, hệ số rủ của vải lót L1 (41,53%) thấp hơn hệ số rủ DC của vải ngoài N1 (43,98%), nhưng cũng không làm thay đổi số nếp uốn trên bóng rủ của mẫu N1L1 khi có lớp ngoài N1. Như vậy, số nếp uốn trên bóng rủ của mẫu có lớp lót L1và lớp vải ngoài chỉ bị tác động bới lớp

vải ngoài khi hệ số rủ DC của vải ngoài N2, N3 nhỏ hơn hệ số rủ DC của vải lót.

Vải N2 có hệ số rủ DC nhỏ nhất (29,91%), nhỏ hơn hẳn hệ số rủ DC của vải lót L1 (41,53%) nên số nếp uốn bị ảnh hưởng bởi vải ngoài trên cả 2 hướng D và T. Vải

N3 có hệ số rủ DC (32,4%) nhỏ hơn nhưng gần với hệ số rủ DC của vải lót L1

(41,53%) hơn nên chỉ thể hiện ảnh hưởng đến số nếp uốn trên mẫu theo hướng T.

- Hình dng bóng r:

Hình dạng bóng rủ của mẫu vải ngoài N1 và các mẫu có lớp ngoài là N1 và lớp lót thay đổi được trình bày trên hình 3.2.

43 Vải N1 N1L1D N1L1N N1L1T N1L2D N1L2N N1L2T N1L3D N1L3N N1L3T

44

Quan sát các bóng rủ của mẫu, có thể thấy rằng, các mẫu thực nghiệm có hình dạng bóng rủ thay đổi khi ta thay đổi lớp lót và vị trí tương đối của hướng sợi dọc lớp vải ngoài so với lớp lót.

Khi chưa có lớp vải lót, hình dạng bóng rủ của mẫu vải ngoài N1 có sự phân bố hình dạng nếp uốn khá đều đặn về các phía.

Khi xem xét các hình dạng bóng rủ của mẫu có lớp vải ngoài N1 và thêm lớp

vải lót, ta thấy hình dạng bóng rủ có sự thay đổi. Các mẫu có lớp ngoài là N1, lớp

lót là vải L2 có hình dạng bóng rủ thay đổi nhiều nhất, khoảng cách giữa các nếp

uốn có xu hướng kéo giãn ra, còn đối với mẫu có vải ngoài N1 và vải lót L1, L3 thì sự thay đổi kém rõ rệt hơn, khó nhận thấy hơn. Khi có lớp lót L1, L2 thì sự phân bố

các nếp uốn trên bóng rủ của mẫu đã thay đổi, không còn phân bố đều đặn về các

phía nữa. Sự thay đổi trên hình dạng bóng rủ của mẫu có vải lót L3 là ít hơn cả.

Điều này cũng cho thấy loại vải lót L2, L1 có ảnh hưởng đến hình dạng bóng rủ của mẫu có vải ngoài N1lớn hơn hơn so với vải lót L3 tương tự như với hệ số rủ DC và số nếp uốn N.

3.2.2. Ảnh hưởng của đặc tính rủ lớp ngoài, lớp lót đến đặc tính rủ của mẫu có

lớp ngoài và lót với vải N2

Phân tích phương sai được tiến hành với kết quả thí nghiệm về hệ số rủ và số nếp uốn của bóng rủ trên mẫu vải ngoài N2 và các mẫu kết hợp có lớp vải ngoài là N2, lớp vải lót lần lượt là L1, L2, L3.

45

- H s r DC:

Bảng 3.10. Kết quả phân tích phương sai của hệ số rủ DC một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 khi vải ngoài N2 được giữa nguyên, với các loại vải lót thay đổi L1, L2,

L3 theo các hướng đã thiết lập

STT Mẫu Hướng F tính Kết luận 1 N2L1 D 1230,351 Có ảnh hưởng N 583,7389 Có ảnh hưởng T 233,9948 Có ảnh hưởng 2 N2L2 D 725,3974 Có ảnh hưởng N 1072,721 Có ảnh hưởng T 7946,062 Có ảnh hưởng 3 N2L3 D 159,673 Có ảnh hưởng N 45,5719 Có ảnh hưởng T 967,197 Có ảnh hưởng

*D thể hiện mẫu có hướng sợi dọc của vải ngoài trùng sợi dọc của vải lót, N thể hiện mẫu có hướng sợi dọc của vải ngoài trùng với hướng sợi ngang của vải lót,T thể hiện mẫu có hướng sợi dọc của vải ngoài trùng với hướng thiên của vải lót

Nhn xét:

Nhìn vào bảng 3.10 kết quả phân tích phương sai một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 đối với các mẫu sử dụng vải ngoài N2 ta thấy, tất cả các trường hợp thí nghiệm vải lót đều có ảnh hưởng đến hệ số rủ DC của mẫu có vải ngoài N2 và vải lót. Khi cố định vải lót L2 và thay đổi vải ngoài trên các mẫu, kết quả phân tích phương sai được trình bày trên bảng 3.11.

46

Bảng 3.11. Kết quả phân tích phương sai với hệ số rủ DC một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 của mẫu có lớp vải lót L2 được giữa nguyên và lớp vải ngoài thay đổi N1,

N2, N3 theo các hướng đã thiết lập

STT Mẫu Hướng F tính Kết luận 1 N1L2 D -7,13577 Có ảnh hưởng N -6,12706 Có ảnh hưởng T -5,1578 Có ảnh hưởng 2 N2L2 D -233,714 Có ảnh hưởng N -27,03 Có ảnh hưởng T -16,693 Có ảnh hưởng 3 N3L2 D -4,3887 Có ảnh hưởng N -4,18626 Có ảnh hưởng T -4,13297 Có ảnh hưởng

Nhìn vào bảng 3.11 kết quả phân tích phương sai một yếu tố với F tới hạn = 7,7086 khi vải lót L2 giữ nguyên và thay đổi lớp vải ngoài N1, N2, N3 ta cũng thấy tất cả các trường hợp thí nghiệm trên lớp vải ngoài có ảnh hưởng đến hệ số rủ DC của mẫu có lớp vải ngoài thay đổi và lớp vải lót L2 cố định.

Giá trị hệ số rủ của các mẫu vải ngoài N2, các mẫu vải lót L1, L2, L3 và các mẫu có lớp vải ngoài là N2, vải lót lần lượt là L1, L2, L3 theo các hướng đã thiết kế được thể hiện trên đồ thị 3.3.

47

1Hình 3.3: Biểu đồ hệ số rủ DC(%)của các mẫu trên vải N2

Nhìn vào Biểu đồ 3.3. ta thấy giá trị hệ số rủ DC(%) của các mẫu có lớp vải ngoài N2 ta thấy rằng hệ số rủ DC của các mẫu có lớp vải ngoài N2 và lót khi chồng nên nhau thay đổi khá nhiều so với hệ số rủ DC của vải chính N2 và các vải lót L1, L2, L3 ban đầu. Sự biến đổi lớn nhất của hệ số rủ DC của mẫu có lớp vải ngoài N2 và vải lót so với hệ số rủ DC của vải ngoài N2 cũng thể hiện trên mẫu N2L2 theo hướng T (hướng sợi dọc của vải ngoài trùng với hướng thiên của vải lót) ứng với mức tăng của hệ số rủ DC là 18,36%, còn lớn hơn cả sự biến đổi hệ số rủ DC của mẫu N1L2 theo hướng T khi so sánh với N1. Sự biến đổi nhỏ nhất của hệ số rủ DC của mẫu có lớp vải ngoài N2 và vải lót so với hệ số rủ DC của vải ngoài N2 thể hiện

trên mẫu N2L3 theo hướng D (hướng sợi dọc của vải ngoài trùng với hướng sợi dọc

của vải lót) ứng với mức tăng của hệ số rủ DC là 4,25%.

Có thể thấy, trong 3 loại vải lót L1, L2, L3, thì vải lót L3 mềm nhất, có hệ số rủ DC nhỏ nhất (39,86%) và cũng có mức ảnh hưởng đến hệ số rủ DC của mẫu có vải ngoài N2 là ít nhất. Tương tự như các mẫu với vải ngoài N1, hai vải lót L1, L2 cứng hơn và thể hiện rõ nét ảnh hưởng của vải lót tới hệ số rủ DC của mẫu vải có lớp ngoài N2 và lớp lót. Trong đó, vải lót L2 cứng nhất, có hệ số rủ DC cao nhất

48

(64,12%), cao hơn hệ số rủ DC của lớp vải ngoài N2 (29,91%) với hiệu số cao nhất trong 3 vải ngoài bởi vải N2 mềm nhất trong 3 vải ngoài đã chọn, có hệ số rủ DC nhỏ nhất. Kết quả thực nghiệm thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của loại vải lót

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vải lót tới đặc tính rủ của vải ngoài (Trang 47 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)