Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vải lót tới đặc tính rủ của vải ngoài (Trang 31 - 32)

L ỜI CẢM ƠN

1.4. Kết luận chương 1

Đặc tính rủ rất quan trọng, đặc trưng cho khả năng rủ của vải, có ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo dáng và chất lượng sản phẩm may.

Đặc tính rủ của vải thường được đánh giá thông qua hệ số rủ và được xác định bằng nhiều cách khác nhau như phương pháp Cantilever, phương pháp vòng treo… Phương pháp đo độ rủ của Cusick được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng để xác định độ rủ. Một số đại lượng khác cũng được sử dụng để đặc trưng cho tính rủ của vải như hình dạng rủ, bán kính rủ trung bình, số nếp uốn của bóng rủ trên từng loại vải.

Các nghiên cứu cho thấy các đặc trưng cấu trúc và cơ học có ảnh hưởng đến

đặc tính rủ của vải. Trong đó, độ cứng uốn, tính kháng trượt, độ giãn và khối lượng vải,... có ảnh hưởng rõ rệt.

Có nhiều nghiên cứu đã thực hiện để xác định ảnh hưởng của các đặc trưng cơ học, các đặc trưng cấu trúc vải, loại dựng và cách liên kết, các đường may trên mẫu… đến đặc tính rủ của vải. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đặc tính rủ của vải lót ảnh hưởng đến đặc tính rủ của vải ngoài lại chưa được đề cập tới. Trong khi đó, các sản phẩm có lớp lót ngày càng đa dạng và phong phú hơn với các loại vải khác nhau.

Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của lớp lót, lớp ngoài tới đặc tính rủ của mẫu có cả lớp lót và lớp ngoài xét trên phương diện đặc tính rủ là cần thiết nhằm bước đầu xác định sự ảnh hưởng của đặc tính rủ của vải lót, vải ngoài tới đặc tính rủ của mẫu

có cả vải lót và vải ngoài, để làm cơ sở ban đầu cho sự xem xét chọn loại lót phù

22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vải lót tới đặc tính rủ của vải ngoài (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)