Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vải lót tới đặc tính rủ của vải ngoài (Trang 33)

L ỜI CẢM ƠN

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu:

- Xác định ảnh hưởng của các loại vải lót và vải ngoài đã chọn tới mẫu có cả lớp vải ngoài và vải lót trên phương diện đặc tính rủ.

- Xác định mối quan hệ giữa đặc tính rủ của mẫu vải có cả lớp vải ngoài và vải lót với đặc tính rủ của vải ngoài và vải lót đã lựa chọn.

24

Nghiên cứu được tiến hành trên các mẫu riêng lẻ của từng loại vải ngoài,

từng loại vải lót và các mẫu có lớp vải ngoài, lớp vải lót được kết hợp với nhau. Với các mẫu có lớp ngoài và lớp lót, hai lớp vải ngoài và lót được đặt sao cho sợi dọc và ngang trên mẫu vải lớp ngoài và lớp lót thay đổi theo 3 phương án: hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng của sợi dọc trên vải lót; hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng của sợi ngang trên vải lót; hướng của sợi dọc

trên lớp vải ngoài trùng với hướng thiên 45o trên vải lót.

Nghiên cứu này xác định sự ảnh hưởng của đặc tính rủ của vải lót, vải ngoài

tới đặc tính rủ của mẫu có vải ngoài và vải lót để làm cơ sở ban đầu cho sự cân

nhắc, lựa chọn loại lót phù hợp với vải ngoài trên phương diện chất lượng hình dạng khi thiết kế sản phẩm may sau này.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với các thực nghiệm và xử lý số liệu kết quả thực nghiệm để rút ra các nhận xét đánh giá và bàn luận.

Các thực nghiệm được tiến hành bao gồm:

Thực nghiệm xác định các thông số kỹ thuật của các loại vải lựa chọn. Thực nghiệm xác định đặc tính rủ của vải ngoài, vải lót đã lựa chọn.

Thực nghiệm xác định đặc tính rủ của mẫu trong các phương án kết hợp vải ngoài và vải lót.

Sau khi có kết quả thực nghiệm, các số liệu được kiểm định trắc nghiệm thống kê và xử lý bằng các phần mềm Excel và R để phân tích sự ảnh hưởng của lớp vải ngoài, lớp vải lót tới mẫu có cả vải ngoài và vải lót trên phương diện đặc tính rủ.

2.2.2.1. Các mẫu thực nghiệm xác định đặc tính rủ:

Các mẫu thực nghiệm được xác định dựa theo tiêu chuẩn BS 5058: 1973. Trước tiên, mỗi loại vải thí nghiệm được cắt 3 mẫu thử. Mẫu thử đầu tiên cắt

có dạng hình tròn đường kính 30cm. Tiến hành thử nghiệm và xác định hệ số rủ

25

vải mềm. Nếu hệ số rủ thu được lớn hơn 85% nghĩa là vải cứng thì 2 mẫu thử sau

phải cắt lại với hình tròn cùng kích thước có đường kính 24 cm cho mẫu vải mềm, 36 cm cho mẫu vải cứng và 30 cm cho mẫu vải trung bình.

Qua thí nghiệm thử xác định hệ số rủ với các loại vải ngoài và vải lót đã lựa chọn cho thấy, tất cả các mẫu vải có hệ số rủ DC nằm trong khoảng (30, 85) (%). Do đó, tất cả mẫu vải thí nghiệm tiếp theo được cắt theo hình tròn với đường kính 30cm.

- Để xác định đặc tính rủ của các vải thực nghiệm, mẫu được chuẩn bị theo tiêu chuẩn BS 5058: 1973. Trong đó mỗi loại vải lớp ngoài cắt 3 mẫu hình tròn với đường kính 30cm. Tổng số mẫu được cắt với 3 loại vải lớp ngoài là 9 mẫu.

- Tương tự, để xác định đặc tính rủ của các vải dùng làm lót, mẫu được chuẩn bị theo tiêu chuẩn BS 5058: 1973, trong đó mỗi loại vải lớp lót cắt 3 mẫu dạng hình tròn với đường kính 30cm. Tổng số mẫu với 3 loại vải dùng làm lớp lót là 9 mẫu.

- Để xác định đặc tính rủ của các mẫu có cả lớp vải ngoài và vải lót, các mẫu thực nghiệm cũng được chuẩn bị theo tiêu chuẩn BS 5058: 1973. Mỗi trường hợp thí nghiệm chuẩn bị 3 mẫu vải lớp ngoài, 3 mẫu vải lớp lót dạng hình tròn với đường kính 30cm.

Các mẫu có cả lớp vải ngoài và vải lót được tổ hợp như sau: các vải ngoài N1, N2, N3 lần lượt được kết hợp với các loại vải lót L1, L2, L3. Riêng vải ngoài N3 là vải voan mỏng, nhẹ, dùng cho mùa hè, nên được tổ chức thêm một phương án thí nghiệm là vải N3 vừa được dùng làm vải ngoài, vừa được dùng làm vải lót (giống như trên thực tế thường sử dụng cho sản phẩm may).

Khi tổ hợp vải lót và vải ngoài thành mẫu có cả lớp vải lót và vải ngoài để xác định đặc tính rủ của mẫu, lớp vải lót và vải ngoài lại được đặt theo 3 cách: hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng của sợi dọc trên vải lót; hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng của sợi ngang trên vải lót; hướng của sợi

26

dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng thiên 45o trên vải lót. Như vậy, tổng số mẫu

kết hợp cả lớp vải lót và lớp vải ngoài theo cả 3 hướng là 81 mẫu.

Như vậy, nếu xét cả các mẫu vải dùng để xác định đặc tính rủ riêng lẻ với 3 loại vải lớp ngoài và 3 loại vải lớp lót cùng với các mẫu thí nghiệm được cấu trúc có cả lớp vải ngoài và vải lót như trên, ta có 108 mẫu thí nghiệm riêng lẻ.

Bảng 2.3.Bảng tổng hợp các phương án thí nghiệm

STT Phương án thí nghiệm Số thí nghiệm

1 Tổng số mẫu được thí nghiệm với 3 loại vải lớp

ngoài

9

2 Tổng số mẫu được thí nghiệm với 3 loại vải dùng

làm lớp lót

9

3 Tổng số mẫu được thí nghiệm với vải N3 vừa

được dùng làm vải ngoài, vừa được dùng làm vải lót

9

5 Tổng số mẫu kết hợp cả lớp vải lót và lớp vải

ngoài theo cả 3 hướng

81

Tổng 108

Trước khi tiến hành thí nghiệm, các mẫu được đặt trong điều kiện môi trường

tiêu chuẩn (nhiệt độ 20 ± 20C, độ ẩm 65 ± 5 %) trong thời gian 24h và các thí

nghiệm xác định đặc tính rủ được tiến hành trong điều kiện này.

2.2.2.2 Xác định hệ số rủ của các mẫu

Từ việc xem xét các phương pháp xác định độ rủ đã được nêu trong chương 1,

27

và được tiêu chuẩn hóa với nguyên lý đo theo tiêu chuẩn Anh BS 5058: 1973. Sự lựa chọn này phù hợp tiêu chuẩn đánh giá đặc tính rủ đang được sử dụng rộng rãi ở quốc tế và Việt Nam, phù hợp với điều kiện thiết bị hiện có tại trung tâm thí nghiệm Dệt May - Viện Dệt May Hà Nội.

Thiết bị ASD - ATLAS Hoa Kỳ được lựa chọn để xác định đặc tính rủ của các mẫu thí nghiệm trong luận văn này. Đây là thiết bị thường được dùng để xác định hệ số rủ tại trung tâm thí nghiệm Dệt May - Viện Dệt May Hà Nội.

Hệ số rủ của vải được thí nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn BS 5058:

1973 trên thiết bị ASD – ATLAS M213 trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ

20±20C, độ ẩm 60±2 %) tại Trung tâm thí nghiệm Dệt May - Viện Dệt May Hà Nội. Các đặc trưng rủ sẽ được xác định bao gồm: hệ số rủ DC (%), số nếp uốn trên bóng rủ N và đặc trưng hình dạng bóng rủ HD.

Hình 2-1. Thiết bị ASD-ATLAS M213 được sử dụng để xác định đặc tính rủ

Các bước để xác định đặc tính rủ của mẫu được tiến hành như sau: Bước 1:

28

+ Chuẩn bị mẫu thử theo hướng dẫn đã trình bày như trên và tiêu chuẩn BS

5058: 1973. Các mẫu được đặc trong điều kiện môi trường chuẩn ít nhất là 24h. Các mẫu cắt cách biên 10cm, các mẫu không được cùng hệ sợi dọc, sợi ngang.

+ Mẫu thử được đo trên thiết bị ASD - ATLAS M213. Thiết bị bao gồm: Hai đĩa nằm ngang có đường kính 18cm, giữ mẫu ở giữa hai đĩa, đĩa dưới có chốt định vị.

Nguồn sáng đặt chính giữa dưới đĩa và điểm hội tụ của gương cầu lõm sẽ phản chiếu tia sáng song song thẳng đứng lên phía trên tạo nên bóng hình vành khuyên của phần vải rủ lên vòng giấy đặt ở trên chính giữa của đĩa trên nắp của thiết bị.

Đĩa giữ trên nắp của thiết bị để định vị vòng giấy.

Phương pháp thực nghiệm được thực hiện trên mẫu vải hình tròn có đường kính 30 cm được đặt giữa hai đĩa để mẫu có đường kính 18 cm và mẫu được định vị ở chốt của đĩa dưới. Sử dụng một nguồn sáng song song với bề mặt đặt mẫu, nguồn sáng này được chiếu trên mẫu và tạo bóng ở trên giấy.

Tất cả các mẫu vải đều được đánh dấu hướng sợi dọc, hướng sợi ngang trên mẫu bằng bút chì.

Các mẫu vải ngoài và vải lót được xác định đặc tính rủ riêng rẽ từng loại với từng mẫu cắt.

Các mẫu có cả lớp vải ngoài và lớp vải lót được đặt một cách cẩn thận sao cho hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài phù hợp với hướng của sợi dọc trên lớp vải lót theo 3 phương án đã nêu trên: hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng của sợi dọc trên vải lót; hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng của sợi ngang trên vải lót; hướng của sợi dọc trên lớp vải ngoài trùng với hướng thiên

45o trên vải lót.

Để vị trí tương đối giữa mẫu vải lớp lót và lớp ngoài được chính xác, 2 mẫu vải lót và ngoài được khâu lược với nhau sao cho hướng của sợi dọc và sợi ngang

29

đúng như ý đồ nghiên cứu, sau khi đặt mẫu lên thiết bị, đường may lượng được rút chỉ để loại bỏ sự cố định này, không làm ảnh hưởng đến mẫu.

Bước 2: Xác định đặc tính rủ của mẫu vải

Sau khi vẽ phần bóng của mẫu lên giấy và đánh dấu vị trí tương ứng với chiều sợi dọc, sợi ngang của mẫu vải lên bóng rủ, ta lấy vòng giấy ra và để xác định khối lượng của vòng giấy (W1) với độ chính xác 0,01 g. Cắt vòng giấy theo đường biên dạng của bóng rủ được vẽ trên giấy, loại bỏ những phần không tạo bóng và xác định khối lượng của phần bóng rủ in lên (W2) với độ chính xác 0,01g. Các kết quả thí nghiệm độ rủ của mỗi mẫu được ghi theo biểu mẫu sau.

30

Biểu ghi kết quảTN độ mềm mại (rủ) của vảiSố TN.../TN BS 5058: 1973

Đường kính mẫu thử...(cm) Người thí nghiệm:... Số mẫu thử ...(mẫu) Ngày TN:.../.../...

Số thứ tự KL vòng giấy KL bóng rủ in lên HS rủ Mẫu 1 Mặt trái 1 2 3 Mặt phải 4 5 6 Hệ số độ rủ mẫu 1 Mẫu 2 Mặt trái 1 2 3 Mặt phải 4 5 6 Hệ số độ rủ mẫu 2 - Xác định Hệ số rủ trung bình DC (%):

Khi khối lượng của vòng giấy và bóng rủ được xác định, ta có hệ số rủ của

mẫu được tính theo công thức của Cusick.

Hệ số rủ được xác định bằng phần trăm (%) của khối lượng bóng rủ in lên

(w2) so với khối lượng của vòng giấy (w1) và được xác định theo công thức

như sau:

31

Trong đó: DC (%) là hệ số rủ của mẫu

W1 (g) là khối lượng vòng giấy

W2 (g) là khối lượng phần giấy mà bóng rủ in lên

- Xác định số nếp uốn trên bóng rủ N:

Số nếp uốn N của mỗi mẫu rủ được xác định trên biên dạng của bóng rủ trên giấy. Khi các đường uốn lượn của biên dạng bóng rủ tạo thành một nếp uốn rõ ràng

với bán kính bóng rủ tăng lên đến mức độ cực đại trong phạm vi nếp uốn đó, rồi

giảm đi để rồi lại tăng lên và tạo thành nếp uốn khác thì được tính là một nếp uốn. Số lượng nếp uốn được xác định bằng mắt khi quan sát biên dạng bóng rủ. Bất kỳ một trường hợp nào mà mắt nhìn cảm thấy không rõ ràng khi quan sát, nếu có sự băn khoăn là tại vị trí đó có 1 hay 2 nếp uốn, thì chỉ được tính là 1 nếp uốn. Cách xác định này cũng được một tác giả sử dụng khi nghiên cứu ảnh hưởng của đường may lên đặc tính rủ của vải [10], [25].

Cách xác định số nếp uốn trên bóng rủ được áp dụng cho tất cả các mẫu thí nghiệm với mẫu vải lớp lót, lớp ngoài và mẫu vải có cả lớp lót và lớp ngoài.

- Xác định hình dạng bóng rủ của mẫu:

Bóng rủ của mẫu sau khi được vẽ trên giấy, đánh dấu hướng của sợi dọc,

sợi ngang, sẽ được quét trên máy quét để thu lại hình dạng phẳng của bóng rủ,

nhằm phục vụ cho việc phân tích hình dạng và sự biến đổi của bóng rủ của các mẫu sau này.

2.3. Xử lý số liệu

2.3.1. Kiểm định giả thiết thống kê bằng trắc nghiệm Barlett.

Để xem xét tính đồng nhất của kết quả xác định hệ số rủ của các mẫu thí

nghiệm trước khi xem xét sự ảnh hưởng của lớp vải lót, vải ngoài lên đặc tính rủ

của mẫu có cả lớp vải lót và vải ngoài, dùng phương pháp kiểm định với trắc

nghiệm Bartlett ở mức tin cậy 95% vì trong trường hợp này ta cần so sánh nhiều

phương sai. Các giả thiết thống kê được đặt ra là: H0; σ1

2 = σ2 2 = … = σk 2 và Ha; ít nhất có một cặp σi 2 ≠ σj 2 .

32

Giá trị kiểm định của trắc nghiệm được tính theo công thức:

χ2 = (n0 – 1)

với n0 là cỡ mẫu, k là số mẫu khi χ2> χa

2

thì H0 bị bác bỏ, với χa

2

tra theo bảng PL9, v = k - 1 và a = 0,05 [2].

2.3.2. Áp dụng phân tích phương sai để kiểm định giả thiết lớp vải lót, vải

ngoài có ảnh hưởng đến đặc tính rủ của mẫu có cả lớp vải lót và vải ngoài

Trong luận văn này, để xác định xem đặc tính rủ của lớp vải ngoài, vải lót có thực sự ảnh hưởng đến đặc tính rủ của mẫu vải có lớp ngoài và lớp vải lót trên các loại vải thí nghiệm hay không, tác giả sử dụng phân tích phương sai với ảnh hưởng của một nhân tố.

Khi kiểm định giả thiết H0: μ1 = μ2 = … = μk , cần có điều kiện ban đầu giả

thiết H0 về sự bằng nhau của các phương sai đã được chấp nhận.

Để kiểm định giả thiết ảnh hưởng của một số nhân tố, giả sử k mẫu được thử

nghiệm để xét ảnh hưởng của một nhân tố A nào đó có tác động lên k tổng thể.

Nhân tố A tạo nên những mức ảnh hưởng Ai đến số trung bình của tổng thể thứ i (i=

1,1, …, a) được lấy mẫu để thử nghiệm với cỡ mẫu tương ứng ni để cho ta các tập

hợp dữ liệu {xij} với j = 1, 2, …, ni. Vậy tổng số dữ liệu của k mẫu sẽ là: n =

Khi đó, ta cần tính: Ti = = ni.xi; T = = . với xi = và x = SS(A) = - = – n. = SS(E) = = = SS(tổng) = SS(tổng) = SS(A) + SS(E)

33

Với vA = a – 1, vE = n – a, Có thể tính:

F = =

Nếu F tính được ở trên lớn hơn Ftới hạn tra bảng 10 Phụ lục theo a, vA và vE của

tài liệu [2] thì giả thiết H0 được chấp nhận, điều này khẳng định nhân tố A có ảnh

hưởng đến tính chất của đối tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, phân tích phương sai một yếu tố được tiến hành với kết quả thực nghiệm hệ số rủ DC (%) và số nếp uốn N thu được từ các thí nghiệm trên.

2.3.3 Xử lý số liệu với các phần mềm trợ giúp

Để xử lý số liệu nhằm đưa ra các kết quả nhận xét phục vụ cho việc trình bày

kết quả và bàn luận, tác giả đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phần

mềm phân tích dữ liệu thống kê R.

Microsoft Excel 2003:

Phần mềm Microsoft Excel 2003 được sử dụng phổ biến, rất tiện ích và đáng tin cậy, được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm với nhiều chức năng. Phần mềm này cũng thích hợp với hầu hết các hệ điều hành và máy tính cá nhân, rất thuận tiện và phù hợp với nghiên cứu này. Trong luận văn, Phần mềm Microsoft Excel 2003 được sử dụng để thống kê dữ liệu thực nghiệm, tính các giá trị trung bình, tính toán kiểm định trắc nghiệm Bartlett và phân tích phương sai một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vải lót tới đặc tính rủ của vải ngoài (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)