Phân tích ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến bảo vệ hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối (Trang 55 - 59)

a) Ảnh hưởng nguồn phân tán đến trị số dòng ngắn mạch

Đề tài thực hiện các mô phỏng, tính toán:

- Ngắn mạch ba pha trên lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV Phù Yên

trong chế độ phụ tải cực đại khi có nhà máy thủy điện Suối Sập 2 vận hành phát điện lên lưới.

- Ngắn mạch ba pha trên lưới điện trung áp trạm biến áp 110kV Phù Yên

trong chế độ phụ tải cực đại khi nhà máy thủy điện Suối Sập 2không vận hành phát điện lên lưới.

47

trong chế độ phụ tải cực đại khi các nhà máy thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3

vận hành phát điện lên lưới.

Đề tài tập trung phân tích dòng ngắn mạch trên lưới trung áp đường trục 373 là đường trục có các nguồn thủy điện đấu nối vào

Bảng 3.5: Ngắn mạch ba pha trên lưới trung áp TBA 110kV Phù Yên

Tên nhánh Inm3pha khi không có TĐ Suối Sập 2 (A) Inm3pha khi có TĐ Suối

Sập 2 (A) Thay đổi (%)

TC 35kV Phù Yên - Suối Sập 2 639.400 386.700 60.479 Suối Sập 2- Suối Sập 3 638.400 787.100 123.293 Suối Sập 3 - Bản Mòn 638.100 786.700 123.288 Bản Mòn - Bắc Yên 637.400 786.100 123.329 Bắc Yên - Song Pe 635.600 783.700 123.301 Song Pe - Bản Khoa 634.400 782.400 123.329 Bản Khoa - Đèo Chẹn 633.800 781.200 123.257

Qua kết quả tính toán ngắn mạch trên lưới trung áp cho thấy, có sự thay đổi về giá trị dòng ngắn mạch tại tất cả các nút khi có nhà máy thủy điện Suối Sập 2 đấu nối vào lưới điện

b) Ảnh hưởng nguồn phân tán đến phạm vi hoạt động của rơ le

Thực hiện mô phỏng tính toán ngắn mạch ba pha tại nút Đèo Chẹn trong các

chế độ làm việc:

- Phụ tải cực đại với thủy điện Suối Sập 2 phát điện lên lưới.

- Phụ tải cực đại và thủy điện Suối Sập 2 không phát điện.

- Phụ tải cực đại với thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát điện lên lưới. Do đường dây 373 được bảo vệ bởi rơ-le quá dòng đặt tại đầu xuất tuyến 35kV trong TBA 110kV nên dòng ngắn mạch đầu xuất tuyến 373 là giá trị chỉnh định cho rơ-le tác động. Kết quả tính toán dòng ngắn mạch chạy qua đầu xuất tuyến

48

Bảng 3.6: Dòng ngắn mạch tại đầu xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi có nhà máy thủy điện Suối Sập 2 trong trường hợp sự cố tại nút Đèo Chẹn

Loại sự cố Inmkhi không có nguồn

thủy điện nhỏ InmSuối Sập 2khi có TĐ

Thay đổi (A) Tăng (+); Giảm

(-)

Ngắn mạch ba

pha 639,4 386,7 -252,7

Bảng 3.7: Dòng ngắn mạch tại đầu xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi cả hai nhà máy thủy điện cùng vận hành trong trường hợp sự cố tại nút Đèo Chẹn

Loại sự cố Inmkhi không có nguồn thủy điện nhỏ

Inmkhi có TĐ Suối Sập 2 và

Suối Sập 3

Thay đổi (A) Tăng (+);

Giảm (-)

Ngắn mạch ba

pha 639,4 138,2 -501,2

Như vậy, khi thủy điện Suối Sập 2và Suối Sập 3vận hành sẽ làm giảm dòng ngắn mạch qua rơle nếu xảy ra sự cố tại nút Đèo Chẹn.Giả sử thông số chỉnh định rơ-le không thay đổi, khi đó trong chế độ cả hai nguồn thủy điện cùng phát điện trong chế độ phụ tải cực đại có sự cố ngắn mạch tại nút Đèo Chẹn thì rơ-le bảo vệ sẽ không tác động. Phạm vi hoạt độngcủa rơ-le đã bị thu hẹp lại do nhiều nhà máy thủy điện đấu nối vào lưới trung áp.

c) Ảnh hưởng nguồn phân tán đến tính chọn lọc của rơ le

Thực hiện mô phỏng tính toán dòng ngắn mạch ba pha trên xuất tuyến 371 và xuất tuyến 375 trong chế độ làm việc: Phụ tải cực đại với thủy điện Suối Sập 2 và Suối Sập 3 phát điện lên lưới.

Kết quả tính toán dòng ngắn mạch trên xuất tuyến 373 khi có sự cố tại xuất tuyến 371 và xuất tuyến 375 được trình bày trong bảng sau:

49

Bảng 3.8: Dòng ngắn mạch trên xuất tuyến 373 TBA 110kV Phù Yên khi có sự cố trên xuất tuyến 371 và xuất tuyến 375

TT Loại sự cố Inm trên ĐZ 373 khi có

nguồn TĐ nhỏ (A)

1 Nm 3 pha trên xuất tuyến 371 1376,8 2 Nm 3 pha trên xuất tuyến 375 1476,7

Kết quả tính toán cho thấy, khi có sự cố bất kì trên xuất tuyến 371 và xuất tuyến 375 thì rơ-le bảo vệ xuất tuyến 373 cũng tác động. Nếu hệ thống bảo vệ xuất tuyến 373 với loại rơ le và thông số chỉnh định được giữ nguyên thì hệ thống bảo vệ này sẽ mất tính chọn lọc khi có nhiều nguồn điện đấu nối vào xuất tuyến này. Từ đó làm giảm độ tin cậy cung cấp điện của lưới.

Chi tiết kết quả tính toán ngắn mạch lưới trung áp trạm biến áp 110kV Phù Yên xem phần phụ lục.

Kết luận

Chương 3 đã trình bày hiện trạng và sự phát triển của nguồn điện phân tán trong hệ thống điện Việt Nam. Trong chương này, đề tài cũng đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với lưới điện phân phối trung áp từ những dự án thực tế. Khi nguồn phân tán tham gia chưa nhiều (số lượng hoặc quy mô công suất chưa đủ lớn) vào lưới trung áp thì những ảnh hưởng là không đáng kể. Tuy nhiên, khi số lượng hoặc quy mô của nguồn phân tán trên lưới trung áp tăng lên thì những ảnh hưởng đến chất lượng điện năngvà độ tin cậy của hệ thống bảo vệ là rõ rệt và cần phải có những giải pháp hạn chế. Giải pháp có tính chất toàn diện và lâu dài đó là cần có những qui định, yêu cầu kĩ thuật đối với nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới điện. Các yêu cầu kĩ thuật này cần phải rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của nguồn điện phân tán. Đối với hệ thống bảo vệ cần phải có quy định cụ thể về trang bị từng loại bảo vệ theo quy mô công suất và vị trí của nhà máy trên lưới điện.

50

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật khi kết nối nguồn điện phân tán với lưới điện phân phối (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)