Với các đặc tính công suất phát không ổn định và phụ thuộc điều kiện tự nhiên của một số DG (tốc độ gió, cường độ bức xạ mặt trời, chế độ thuỷ văn...) nên trong quá trình vận hành chúng gây ra những tácđộng nhất định đến LĐPP.Do vậy, cho đến nay các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung xem xét các ảnh hưởng mang tính địa phương của DG, các ảnh hưởng này bao gồm:
- Ảnh hưởng đến chất lượng điện năng và ổn định điện áp đối với các LĐPP,
- Ảnh hưởng đến cấu hình lưới điện, đến phối hợp bảo vệ rơle,...
Các ảnh hưởng mang tính hệ thống (ảnh hưởng đến tần số) ít được xem xét do quy mô công suất của DG thường nhỏ hơn nhiều so với công suất chung của hệ thống điện. Do vậy, việc tập trung phân tích tính hợp lý trong cung cấp điện, các ảnh hưởng đến chất lượng điện năng, cấu hình LĐPP trước và sau khi kết nối DG luôn được xem là vấn đề thời sự khi nghiên cứu về các LĐPP có DG. Lý do dễ thấy là LĐPP luôn thay đổi và mở rộng, trong khi số lượng DG tham gia ngày càng lớn và ngày càng đa dạng về công nghệ và chủng loại.
Hình 1.10 dưới đây mô tả cấu trúc tổng thể nghiên cứu ảnh hưởng của DG đến chế độ vận hành các LĐPP. Theo cấu trúc này, qua kinh nghiệm phát triển DG ở nhiều nước cho thấy, để giải quyết triệt để các vấnđề đã nêu cần áp dụng sớm các bài toán nâng cao hiệu quả làm việc cho LĐPP ngay từ khâu thiết kế, thậm chí ngay
22
khi đang vận hành. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ việc phát triển DG với chính sách tổng thể hệ thống năng lượng Quốc gia.
23
CHƯƠNG2: YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN ĐIỆN PHÂN
TÁN ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP