Công suất phát tối thiểu: Máy phát điện phải có khả năng duy trì công suất phát tối thiểu càng tốt đối với bất kỳ dạng năng lượng sơ cấp nào. Trong đó nhiệt điện than tối thiểu 40% công suất định mức; nhiệt điện dầu, khí tối thiểu 20% công suất định mức.
Khả năng vận hành quá tải: Không bắt buộc.
Thời gian khởi động: Đối với động cơ đốt trong 3-3,5 phút; đối với tuabin
khí 10-15 phút.
Các chế độ vận hành: Các máy phát có công suất từ 10-25MW có chế độ vận hành điều khiển tự động và chế độ vận hành tự chọn. Trong chế độ vận hành điều khiển tự động hoạt động trong dải tần số từ 49,9Hz đến 50,1Hz với bước tinh chỉnh tối đa là 50mHz. Đối với chế độ vận hành tự chọn, máy phát được trang bị bộ điều khiển để giới hạn về biên độ và tốc độ thay đổi công suất phát của máy phát với bất kỳ giá trị điểm đặt nào trong dải làm việc cho phép trong cả chế độ bình thường và chế độ sự cố. Máy phát có công suất 1-10MW: không quy định.
Tham gia điều khiển tần số hệ thống: Không quy định.
Phủ biểu đồ phụ tải, dải công suất và tốc độ đáp ứng: Máy phát phải có khả năng phủ biểu đồ phụ tải với tốc độ tối thiểu ±2% công suất định mức trong 30
giây.
Đối với máy phát chạy dầu, khí: máy phát có khả năng đáp ứng tối thiểu 8% công suất định mức trong một phút khi máy phát hoạt động trong dải công suất từ
40-100%; tốc độ đáp ứng công suất này có thể đạt tới giá trị lớn nhất cho phép nếu máy đang hoạt động dưới 40% hoặc trên 90% công suất định mức.
Quy định về dải điện áp và tần số: Dải điện áp và tần số vận hành trong lưới của nguồn điện phân tán được trình bày trong hình vẽ dưới đây:
29
Hình 2.1: Quy định tần số và điện áp làm việc của nguồn điện trên lưới
Vùng A: Vùng vận hành bình thường của hệ thống. Nguồn điện không được giảm phát công suất tác dụng hay công suất phản kháng theo những thay đổi về điện áp và tần số của hệ thống.
Vùng B: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 30 phút. Công suất tác dụng phát ra được phép giảm tuyến tính theo tần số khi tần số là 49Hz đến 15% công suất phát khitần số là 47,5Hz.
Vùng C, D: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong vòng 60 phút. Trong thời gian này công suất tác dụng phát ra được phép giảm 10%.
Vùng E: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 30 phút. Công suất tác dụng phát ra trong thời gian này được phép giảm. Tổng thời gian nguồn điện phải vận hành với chế độ này trong một năm sẽ không nhiều hơn 10 tiếng.
Vùng F: Nguồn điện phải có khả năng tiếp tục vận hành tối thiểu trong 3 phút. Công suất tác dụng có thể giảm phát với giá trị bất kỳ nhưng không được phép tách khỏi lưới trong trường hợp này.
Nordic Grid Code còn quy định các máy phát không dược phép tác khỏi lưới điện khi xảy ra sự cố và thời điểm sau đó trong một khoảng thời gian nhất định. Quy định được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
30
Hình 2.2: Quy định về khả năng hoạt động của nguồn điện khi cố sự cố
Theo đó khi xảy ra sự cố trên lưới điện, nguồn điện phải chịu được 0,25 giây khi điện áp tại điểm đấu nối bằng 0,0%của quá trình phục hồi điện áp sau sự cố và tiếp tục vận hành khi điện áp bằng 90% điện áp danh định. Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nguồn điện phân tán sử dụng máy phát không đồng bộ nhằm tránh hiện tượng sụp đổ điện áp trên lưới điện có nhiều nguồn điện kiểu này.