Nguồn DG sẽ ngày càng được ứng dụng nhiều trong các LĐPP, điều này được giải thích bởi tình trạng bão hòa của các mạng điện hiện có, cùng với sự phát triển nhanh của phụ tải trong khi việc xây dựng các nguồn truyền thống công suất lớn cần nhiều thời gian. Khi LĐPP kết nối DG, ngoài việc tận dụng được tiềm năng
của năng lượng tái tạo, các DG còn có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích kỹ thuật và kinh tế
Chính vì các lợi ích to lớn mà DG mang lại, rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta, đã và đang xây dựng những chiến lược tổng thể để phát triển nguồn điện này. Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất của DG đã được lắp đặt và đưa vào vận hành ở nước ta khoảnghơn 500 MW trong đó nguồn TĐN và điện gió chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là các nguồn: điện sinh khối, điện mặt trời...
Hiện nay nhiều địa phương ở nước ta đang phát triển mạnh nguồn DG. Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu phát triển DG thuỷ điện nhỏ (Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang...) với tổng công suất dự báo đến hàng trăm MW ở mỗi địa phương. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện cũng nhiều thuỷ điện nhỏ đang vận hành (Gia Lai; ĐắcLắk...). Một số tỉnh tập trung phát triển các nguồn điện gió - WP (Bình
Thuận, Ninh Thuận,...), một số WP đã đi vào hoạt động thương mại (điện gió Tuy
Phong - Bình Thuận, công suất 7,5MW).
Cũng theo đề án quy hoạch và phát triển điện lực Quốc gia đến năm 2025 (tổng sơ đồ VI) thì: mục tiêu phát triển DG đến 2025 là 4051 MW, trong đó giai đoạn 2006-2015 là 1600 MW và giai đoạn 2016-2025 là 2451 MW. Trong chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam cũng đưa ra mục tiêu: phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn DG phải đạt 4,5% vào năm 2020; đạt 6% vào năm 2030 và 11% vào năm 2050. Điều này cũng tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu về tiềm năng nguồn DG trong cân bằng năng lượng tổng thể.
39
Như vậy, với hiện trạng và chiến lược phát triển tổng thể của DG ở nước ta thì cả hiện tại và trong tương lai gần, DG sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điện khí hoá nông thôn.