Nghiên cứu thực tế cho thấy, trong các dạng nguồn điện phân tán nước ta hiện nay chỉ có thủy điện nhỏ và tua-bin gió đang được đấu nối vào lưới điện phân phối. Nguồn điện phân tán sử dụng các dạng năng lượng tái tạo khác hiện ở mức tiềm năng, sẽ được phát triển trong tương lai như: năng lượng sinh khối (biomass) và khí sinh học (biogas), năng lượng mặt trời, địa nhiệt. Những dự án tua-bin gió đã và đang được phát triển ở Việt Nam thường có quy mô khá lớn với gam máy công suất tua-bin lớn nên cấp điện áp đấu nối vào lưới điện phân phối là cấp điện áp 110kV. Trong khi đó nguồn điện phân tán là thủy điện nhỏ ở nước ta rất đa dạng,
đấu nối vào nhiều cấp điện áp khác nhau của lưới điện phân phối. Hơn nữa, ảnh hưởng của các loại nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới điện nói chung và lưới trung áp nói riêng về cơ bản có những điểm chung. Do đó, đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu là nguồn phân tán thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện trung áp.
Mô hình được lựa chọn để nghiên cứu là lưới điện trung áp khu vực hiện tại đang có nguồn thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện và cấp điện trực tiếp cho phụ tải khu vực. Đề tài xem xét lưới điện trung áp tại khu vực TBA 110kV Phù Yên, tỉnh Sơn La (công suất 32MVA).
Giới thiệu về lưới điện trung áp hiện trạng của TBA 110kV Phù Yên:
TBA 110kV Phù Yên Yên công suất MBA 2x16MVA – 110/35/22kV, có 4
xuất tuyến trung thế (3 lộ 35kV và 1 lộ 22kV),hiện nay đang đảm bảo nhiệm vụ cấp điện cho các phụ tải huyện Phù Yên và huyện Bắc Yên.
- Lộ 371 (35kV) cấp điện cho các xã phía nam: Tường Thượng, Tường Hạ, Tân Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Đá Đỏ.
40
- Lộ 373 (35kV) cấp điện chủ yếu cho huyện Bắc Yên và các xã phía tây huyện Phù Yên gồm: Gia Phù, Suối Bau, Suối Tọ, Sập Xa. Hiện có nhà máy thuỷ điện Suối Sập 2 (công suất 14,4MW) và Suối Sập 3 (công suất 17MW) đấu nối transit trên đường trục.
- Lộ 375 (35kV) cấp điện cho các xã phía bắc và đông huyện: Tường Phù, Tường Thượng, Huy Bắc, Quang Huy, Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Làng, Mường Do và Mường Bang.
- Lộ 471 (35kV) được hình thành từ việc cải tạo lộ 971 trạm TG Phù Yên đấu nối vào thanh cái 22kV trạm 110kV Phù Yên, cấp điện cho thị trấn Phù Yên và các xã Huy Hạ, Huy Tường, Tường Tiến và Tường Phong.
Trạm 110kV Phù Yên (E17.5) hiện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cấp điện cho các xã của huyện Phù Yên nói riêng và hầu hết các xãcủa huyện Bắc
Yên.
Giới thiệu về nhà máy thủy điện Suối Sập 2:Thuỷ điện Suối Sập 2 được xây dựng trên suối Sập, (thượng lưu của suối Háng Đông và suối Bé), nhánh cấp một của Sông Đà, nằm trên địa bàn xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, cách thị trấn Phù Yên theo đường thẳng khoảng 12 km về phía Đông Nam. Nhà máy được đấu nối vào đường trục lộ 373, chính thức phát điện lên lưới từ tháng 7 năm 2007.
Các thông số chính của nhà máy được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.1: Thông số chính của nhà máy thủy điện Suối Sập 2
TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
Ghi chú
1 Diện tích lưu vực Flv Km2 235
2 Công suất đảm bảo Nđb MW 1,88
3 Công suất lắp máy Nlm MW 14,4
4
Điện lượng trung bình
41
5 Nhà máy thuỷ điện kiểu Hở
6 Số tổ máy Tổ 4
7 Loại tua bin Trục ngang,
Francis
8 Cột nước tính toán Htt m 167
9 Lưu lượng lớn nhất qua
nhà máy
Qmax M3/s 10,5
Đề tài sử dụng phần mềm PSS/E để thực hiện mô phỏng mô hình thực tế này. Quá trình mô phỏng được thực hiện với dữ liệu đầu vào căn cứ theo nguyên
tắc, giả thiết như sau:
- Phụ tải lộ 373 được tương đương hóa về một số nút cơ bản là những nút nằm trên đường trục có cùng tiết diện.
- Phụ tải của các đường trục còn lại được tương đương hóa về một nút tải.
- Các thông số của lưới điện được lấy theo giá trị thực tế,
- Phụ tải chế độ bình thường được lấy 60% giá trị phụ tải cực đại.
- Giá trị phụ tải tính toán và phương án đấu nối thủy điện nhỏ được lấy theo đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020” đã được Bộ Công thương phê duyệt.[12]
42