Kết cấu dân số theo tuổ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 1) (Trang 63)

- Di dân tự do nông thô n nông thôn

b. Kết cấu dân số theo tuổ

- Kết cấu theo tuổi thường được nghiên cứu với kết cấu theo giới và được gọi là kết cấu theo tuổi và giới. Kết cấu theo tuổi và giới thường được biển thị bằng tháp dân số. Khi nghiên cứu tháp dân số năm 1979, 1989 và 1999, ta thấy:

Tháp dân số 2 năm 1979 và 1989 có đặc điểm là đáy rất rộng, càng lên cao càng hẹp; ở độ tuổi 0 - 14 tuổi (năm 1979 là 42,5% và 1989 là 39,18%); số người già ≥ 60 tuổi ít (7,07% và 7,17%), tuổi thọ BQ không cao; phía trên của tháp (nhóm tuổi cao) thì nữ > nam.

Tháp dân số năm 1999, nhờ giảm mức sinh và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên mà tỉ lệ lớp tuổi từ 0 - 14 tuổi giảm còn 33,1%, lớp tuổi ≥ 60 tuổi có chiều hướng tăng (7,6%), nhưng do ở lớp tuổi 0 - 14 chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số, nên mặc dù tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm xuống 1,3% (2005) thì số trẻ sinh ra trong những năm tới vẫn khoảng từ 1,0 - 1,2 triệu.

Theo dự án VIE/97/P14 thuộc Tổng cục Thống kê thì đến năm 2024 dân số nước ta mới bước vào giai đoạn ổn định. Tỉ suất gia tăng (theo phương án TB) là 1,04%; số trẻ ở lớp tuổi 0 - 14 sẽ co lại (do mức sinh thấp); số người già trên 60 tuổi sẽ tăng khá cao (12,7%), ở lớp tuổi từ 15 - 60 sẽ phình rộng ra và chiếm tỉ lệ lớn (65,5%).

- Chỉ số phụ thuộc: Chỉ số phụ thuộc là tương quan giữa tổng số người dưới và trên độ

tuổi lao động so với số người trong độ tuổi lao động. Chỉ số này ở nước ta khá cao so với các

nước trong khu vực. Năm 1979, tỉ số này là 98,5 (100 người trong tuổi lao động phải nuôi 98,5 người ở 2 nhóm kia). Đến 1989, 1999 và 2004, tỉ số này sẽ tương ứng là (86,0 - 68,8 và 52,7). Trong khi đó ở Pháp (53,8); Nhật (44,9); Singapo (42,9), Thái Lan (47,0).

2.3.2. Kết cấu xã hội

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 1) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w