Các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 1) (Trang 50 - 52)

● Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me

- Người Khơme: 1,0 triệu người (1,4%). Cư trú đông nhất ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, sống bằng nghề nông, theo đạo Phật (tiểu thừa), có nền văn hóa rất phong phú.

- Nhóm cư dân quan trọng nhất thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ me là ngành Ba Na; ngành

này lại chia thành 2 phân ngành: phân ngành Ba Na Bắc (Giétriêng, Xơ Đăng, Ba Na, Co, Hrê, Brâu, Rơ Măm); phân ngành Ba Na Nam (Cơ Ho, Mạ, M’nông, Xtriêng, Chơ Ro).

+ Người Ba Na khoảng 14,0 vạn người, đông thứ 3 trong các dân tộc ít người ở Tây Nguyên (sau Gia Rai, Ê Đê). Cư dân này có nhiều nhóm địa phương, cư trú chủ yếu ở Gia Lai, Kon Tum và một ít ở Bình Định, Phú Yên.

+ Người Xơ Đăng: 9,8 vạn người. Cư trú chủ yếu ở Kon Tum và tây nam tỉnh Quảng

Nam, miền tây Quảng Ngãi. Ở Đắc Lắc có vài ngàn người.

+ Người Cơ Ho: 1,0 vạn người, đông nhất ở Lâm Đồng.

+ Người Hrê: 9,5 vạn người, tập trung ở Tây Quảng Ngãi và tây bắc Bình Định. + Người Mơ Nông: 6,8 vạn người, chủ yếu ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, Bình Phước (ít). + Người Tà Ôi: (2,6 vạn người) và Bru - Vân Kiều (4,0 vạn người): Chủ yếu ở miền tây

Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

+ Người Mạ: 2,6 vạn, tập trung nhiều nhất ở lưu vực sông Đồng Nai (thuộc Lâm Đồng). + Người Giétriêng: 2,7 vạn, chủ yếu ở Đắc Lây, Kon Tum và phía tây nam Quảng Nam. + Người Co: 2,3 vạn người ở Trà Bồng (Quảng Ngãi), Trà Mi (Quảng Nam).

● Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Malayô - Pôlinêđiêng (Nam Đảo). Nhóm này có giả

thuyết cho rằng nguồn gốc từ đông nam Trung Quốc, theo đường biển vào Việt Nam và lên khai phá vùng cao nguyên Đắc Lắc và Plâycu.

- Người Gia Rai:24,5 vạn người, đông nhất trong số các dân tộc ở Tây Nguyên. Địa bàn cư trú rộng ở Kon Tum, Gia Lai và Đắc Lắc. Phía bắc giáp với người Xơ Đăng và Ba Na; Phía đông là người Kinh; Phía nam là Ê Đê và phía tây là biên giới Việt Nam - Cămpuchia.

- Người Ê Đê: gần 20,0 vạn người, chủ yếu ở Đắc Lắc sồng bằng nghề nông theo hình thức luân canh nương rẫy. Họ sống trong những ngôi nhà rất dài từ vài chục mét đến vài trăm mét; trong đó gồm nhiều thế hệ, thường là 3 thế hệ cùng chung sống.

- Người Chăm(còn có tên Chàm, Chiêm Thành, Hời): 10 vạn người, cư trú ở miền Trung, có nền văn hóa rất rực rỡ. Người Chăm có 2 bộ phận: Ở Nam Trung Bộ (Ninh Thuận và Bình Thuận) theo đạo Bà la môn (Hinđu), giỏi làm ruộng nước, trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, cừu. Ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu ở An Giang) theo đạo Hồi (Ixlam), sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công, buôn bán nhỏ.

- Người Raglai.7,2 vạn người. Cư trú ở độ cao ≥500 m trở lên. Nhiều nhất ở Khánh Hòa, Ninh - Bình Thuận đến Lâm Đồng.

- Người Chơ Ro: 1,5 vạn người, cư trú chủ yếu ở Đơn Dương, Đức Trọng, Đồng Nai.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vẽ lược đồ phân bố thành phần các dân tộc chủ yếu của Việt Nam. Rút ra nhận xét về bức tranh phân bố thành phần dân tộc ở nước ta.

2. Sưu tầm tài liệu, viết báo cáo tóm tắt những đặc trưng cơ bản về kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán, hình thức cư trú… của các dân tộc tại địa phương nơi công tác.

3. Sự khác nhau về hình thức cư trú của các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc với các dân tộc ít người ở miền Trung – Tây Nguyên. Tại sao có sự khác nhau về hình thức cư trú giữa hai khu vực này ?

2.2. DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI DÂN SỐ2.2.1. Dân số 2.2.1. Dân số

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 1) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w