Đối với tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 1) (Trang 39 - 41)

● Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên rừng: Để đảm bảo vai trò của rừng đối với bảo vệ môi trường, theo qui

hoạch phải nâng độ che phủ rừng lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%. Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được qui định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất:

+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng

rừng trên đất trổng, đồi núi trọc.

+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dang sinh học của các vườn quốc gia và

các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì và phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy

trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. Triển khai Luật bảo vệ - phát triển rừng. Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. Nhiệm vụ trước mắt là qui hoạch và trồng 5,0 triệu ha rừng đến năm 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng độ che phủ rừng lên 43% và phục hồi lại sự cân bằng môi trường sinh thái

- Bảo vệ đa dạng sinh vật:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Năm

2008 cả nước có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài - sinh cảnh (8 khu được UNECO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới).

Ban hành "Sách đỏ Việt Nam": Để bảo vệ nguồn gen động - thực vật quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quí hiếm được đưa vào "Sách đỏ Việt Nam". Trong "Sách đỏ Việt Nam" cũng đã qui định danh sách 38 loài cá nước ngọt và 37 loài cá biển, 59 loài động vật không xương sống cần được bảo vệ.

+ Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật, Nhà nước đã ban hành các qui định

trong khai thác: Cấm khai thác gỗ quí, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng; Cấm săn bắn động vật trái phép; Cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; Cấm gây độc hại cho môi trường nước

● Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất. Năm 2008, cả nước có 14,81 triệu ha đất lâm nghiệp

(đất có rừng 13,1 triệu ha) và 9,4 triệu ha đất nông nghiệp, như vậy đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm ~ 28,4% diện tích đất tự nhiên, BQ ~ 0,1 ha/người. Còn ~ 6,70 triệu ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất đồi núi bị thoái hóa nặng, đất đồng bằng chưa sử dụng ~ 35,0 vạn ha. Do vậy, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều, còn ở vùng núi, việc khai hoang làm đất nông nghiệp cần hết sức thận trọng.

Gần đây, do chú trọng đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng mà diện tích đất hoang, đồi núi trọc giảm nhiều (1990 còn 10,0 triệu ha, đến 2008 chỉ còn 6,70 triệu ha). Tuy nhiên, diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn lớn và có xu hướng tăng do canh tác không hợp lý

- Các biện pháp bảo vệ đất:

+ Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện

pháp thủy lợi-canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hồ vẩy cá, trồng cây theo băng. Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng, giữ nguồn nước. Thực hiện nghiêm ngặt các qui định về bảo vệ rừng, tổ chức định canh cho dân miền núi.

+ Đối với vùng đồng bằng: Do đất nông nghiệp ít, cần có biện pháp quản lí chặt và có kế

hoạch mở rộng diện tích. Đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí; Chống bạc màu, glây, nhiễm phèn, nhiễm mặn; Bón phân cải tạo đất thích hợp; Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất (do hóa chất, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn độc hại cho cây trồng)

● Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

- Tài nguyên nước.

+ Tình hình sử dụng: tình trạng dư thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào

mùa khô là 2 vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng nguồn tài nguyên này. Do vậy, cần sử dụng có hiệu quả, đảm bảo cân bằng nước, chống gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Các biện pháp: Ngoài việc xây dựng các công trình chứa nước, xây cống thoát lũ, cấp

nước, cần trồng cây tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng thấm vào mùa khô. Xử lí hành chính với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng qui định về nước thải nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm. Tuyên truyền người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông, hồ

- Tài nguyên khoáng sản. Nước ta có ~ 3500 mỏ khoáng sản, nhưng phần lớn là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lí khai thác. Hiện nay ở nhiều nơi khai thác khoáng sản bừa bãi, không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ: Quản lí chặt việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác - vận chuyển - chế biến. Xử lí những trường hợp vi phạm luật

- Tài nguyên du lịch. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cho cảnh quan du lịch bị suy thoái. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: như khí hậu (nhiệt, nắng, gió, không khí), tài nguyên biển.... cũng cần được khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ để phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội VN (Phần 1) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w