NHU CẦU KHÁCH QUAN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 86 - 90)

Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT LUẬT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

3.1.1. Nhu cầu khách quan

Trong xã hội quan hệ hôn nhân và gia đình là những quan hệ vô cùng quan trọng, đó chính là những tế bào của xã hội nơi nuôi dưỡng con người ta khôn lớn, trưởng thành. Một gia đình tốt mới tạo nên một xã hội tốt. Mà cơ sở đầu tiên để tạo lập nên một gia đình tốt, lành mạnh chính là việc kết hôn đúng pháp luật. Do đó, có thể thấy việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cụ thể là quan hệ kết hôn hết sức cần thiết. Pháp luật không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh những hành vi cụ thể mà ngay cả trong quan niệm của con người về kết hôn cũng phải thể hiện được đúng bản chất của cuộc hôn nhân đó. Quan niệm là một phạm trù rất rộng, không phải được viết ra, được định nghĩa bằng từ ngữ trong bất kỳ văn bản pháp lý cụ thể nào. Nó nằm trong nhận thức, trong cách nhìn, cách nghĩ của mỗi con người và của toàn xã hội. Như vậy, để xử lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật, trước hết phải có những quan điểm định hướng một cách đúng đắn về các vấn đề kết hôn hợp pháp, kết hôn bất hợp pháp, hủy kết hôn trái pháp luật... Những quan niệm này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bao gồm: chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. Trải qua các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau, xã hội có những cái nhìn khác nhau về gia đình, hôn nhân và cụ thể là về hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội hiện đại, những điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa trong xã hội mới đã quan niệm về hôn nhân hợp pháp là hôn nhân phản ánh đúng bản chất của nó, bao gồm: các yếu tố tự

nguyện, độ tuổi, các quy định không thuộc trường hợp bị cấm. Nói tóm lại, hôn

nhân hợp pháp chính là quan hệ hôn nhân mà trong đó các chủ thể tham gia đều phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về thể lực, trí lực, tự nguyện đến với nhau trên cơ sở tình yêu. Mong muốn kết hôn nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, ổn định, thực hiện tốt các chức năng của gia đình. Do đó, việc xử lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật là một tất yếu, xuất phát từ chính những yêu cầu của xã hội và chính những yêu cầu trong bản thân nội tại của pháp luật. Pháp luật là sự phản ảnh ý chí của giai cấp thống trị, trong xã hội xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, thì pháp luật chính là sự phản ảnh nguyện vọng của người dân, phản ảnh hôn nhân tự do, tiến bộ trên cơ sở mỗi người tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chính vì vậy, đứng trước một hiện tượng vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến quyền và lợi ích của công dân, nó còn tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong xã hội, gây ra sự bất ổn và phá vỡ sự phát triển bền vững. Pháp luật nói chung cũng như pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng đã đưa ra những quy định nhằm điều chỉnh triệt để những vi phạm cũng chính là phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Không chỉ xuất phát từ yêu cầu của xã hội, nhu cầu của con người cần được pháp luật phản ánh ý chí, nguyện vọng và được pháp luật bảo vệ quyền lợi. Pháp luật còn là một lĩnh vực tồn tại song song và chịu sự tác động rất lớn của các lĩnh vực khác nhau trong thực tế cuộc sống, cũng như sự tác động của các quy luật khách quan. Quy luật đó đòi hỏi pháp luật phải luôn tự thay đổi, tự đổi mới mình để theo kịp, phù hợp với các mối quan hệ khác phát sinh trong thực tế cuộc sống. Mặt khác, ngay trong bản thân nội tại của pháp luật, quy luật đó cũng ảnh hưởng rất lớn. Trong xu hướng thực hiện cải cách tư

pháp ngày càng mạnh mẽ và triệt để ngày nay, những ngành luật khác cũng đang phải tự mình có những bước đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Luật Hôn nhân và gia đình cũng là một ngành luật tồn tại trong mối quan hệ đồng bộ với những ngành luật khác tại Việt Nam, vì vậy, bản nhân những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình cũng luôn phải tự được điều chỉnh.

3.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về kết hôn và kết hôn trái pháp luật

Pháp luật phải luôn phản ánh được bản chất khách quan của những mối quan hệ xã hội. Trước sự thay đổi không ngừng của những mối quan hệ đó, pháp luật cũng phải nỗ lực hoàn thiện mình để theo kịp và có giá trị điều chỉnh hợp lý. Vấn đề hoàn thiện pháp luật nói chung cũng như hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng luôn là mục tiêu trọng tâm tại các cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng và được ghi rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa X, XI. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này, trước hết chúng ta cần có sự thay đổi sâu sắc trong cách tiếp cận vấn đề, về cách nhìn nhận, quan niệm đối với hiện tượng kết hôn trái pháp luật. Trong xu thế phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, có thể hoàn thiện pháp luật theo những phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất: Quan điểm tiếp cận vấn đề hôn nhân và gia đình cần có sự điều chỉnh phù hợp với xu thế lấy "quyền" là mục tiêu. Như đã phân tích ở phần lý luận chung, kết hôn trước hết là quyền tự nhiên của con người. Từ thế hệ này qua thế hệ khác nó vẫn tồn tại khách quan dù có quy tắc hay pháp luật nào điều chỉnh hay không. Những quy định pháp luật ra đời cũng với mục đích điều chỉnh những quan hệ đó sao cho phù hợp với tình hình chính trị xã hội, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của quốc gia, dân tộc. Chính vì thế, khi đặt ra bất kỳ một quy định pháp luật nào cũng rất cần phải hướng tới bảo vệ "quyền" của con người, lấy "quyền"là mục tiêu, có như vậy pháp luật mới phản ánh được đúng bản chất khách quan của các quan hệ xã hội. Điều chỉnh pháp luật là để hỗ trợ, thúc đẩy quyền con người trong hôn nhân và gia

đình được bảo đảm tốt hơn, phát triển hơn vì hạnh phúc của con người, lấy con người làm trung tâm. Song song với việc thay đổi cách tiếp cận để hướng tới bảo vệ quyền con người thì cần phải có những điều chỉnh cụ thể để thúc đẩy, bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của họ, với mục đích cuối cùng là mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ trước đến nay, khi tiếp cận vấn đề

hôn nhân và gia đình, chúng ta đều hướng tới vì lợi ích của gia đình, hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, suy cho cùng, mỗi cá nhân là một bộ phận của gia đình, gia đình muốn hạnh phúc thì trước hết phải đảm bảo hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Xu hướng điều chỉnh pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay đòi

hỏi chúng ta phải cá thể hóa các chủ thể để hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.

Thứ hai: Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng về xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Những mối quan hệ xã hội mà cụ thể là quan hệ hôn nhân và gia đình có thể chịu rất nhiều những quy định của các ngành luật khác nhau, do đó, yêu cầu phát triển đồng bộ là một yêu cầu tất yếu, tránh những mâu thuẫn và xung đột pháp luật trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, cần phải thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa những quy định đó vào áp dụng trên thực tế. Bởi những chủ trương, chính sách chỉ mang tính khái quát và mang tầm vĩ mô, để triển khai được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, đòihỏi phải có sự thể chế hóa.

Thứ ba: Quan điểm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình phát huy

truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống, pháp luật của nước ta từ trước đến nay bên cạnh việc hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích cho mỗi chủ thể còn rất chú trọng tới việc bảo tồn và phát huy các văn hóa truyền thống dân tộc, hợp lý nhưng còn phải thấu tình. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, điều này càng trở nên quan trọng, gia đình là cái gốc hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân, sự phát triển của mỗi con người không thể tách ra khỏi những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhất là trong xu thế hội nhập ngày nay, khi được tiếp cận với những nền văn hóa khác nhau, những tinh hoa của nhân loại mà lại không có ý thức tự bảo vệ và phát huy những truyền thống của quốc gia mình thì chính là đã đánh mất đi bản sắc riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 86 - 90)