Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 30 - 32)

Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trong thời kỳ này Việt Nam đang chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, chúng áp dụng chính sách "chia để trị" nên đã chia Việt Nam thành ba miền tách biệt: Bắc kỳ, Trungkỳ và Namkỳ. Theo đó, tại mỗi miền chúng lại đặt ra những chính sách cai trị khác nhau. Tương ứng với hoàn cảnh lịch sử lúc đó là sự ra đời của ba Bộ luật điều chỉnh về vấn đề dân sự, hôn nhân và gia đình: Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 áp dụng tại Bắc kỳ; Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 áp dụng tại Trung kỳ; Tập Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 áp dụng tại Nam kỳ.

Những Bộ luật trên đều được xây dựng dựa trên Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp năm 1804 với những quy định khuôn mầu nhằm điều chỉnh

các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng. Qua đó, các văn bản cũng đã bước đầu đưa ra những quy định về điều kiện kết hôn về nội dung, về hình thức để từ đó là cơ sở xác định những quan hệ kết hôn trái pháp luật.

Trước hết là về điều kiện kết hôn, cả ba bộ luật đều đề cập đến các điều kiện như độ tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ, sự tự nguyện của hai bên… Về độ tuổi kết hôn, tại Bộ dân luật bắc kỳ và Trung kỳ đều ghi nhận tuổi kết hôn của nam là tròn 18 tuổi, nữ là tròn 15 tuổi và trong trường hợp đặc biệt, quan tỉnh có thể đặc cách cho nam tròn 15 tuổi, nữ tròn 12 tuổi kết hôn (Điều 75 Bộ dân luật Bắc kỳ). Riêng trong Tập Dân luật Giản yếu Nam kỳ lại quy định độ tuổi kết hôn thấp hơn, đó là con trai 16 tuổi, con gái 14 tuổi. Về yếu tố tự nguyện trong kết hôn, điểm tiến bộ nổi bật thời kỳ này có thể kể đến đó là thừa nhận sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc xác lập hôn nhân, xây dựng gia đình. Điều 76 Bộ dân luật Bắc kỳ có quy định kết hôn phải có sự bằng lòng của hai bên nam nữ. Đây có thể nói là nền tảng của nguyên tắc hôn nhân tiến bộ, tự nguyện sau này. Song bên cạnh đó, do vẫn chịu sự ảnh hưởng của những quy định thời kỳ phong kiến, trong các Bộ luật bên cạnh việc quy định về sự tự nguyện của hai bên nam nữ vẫn ghi nhận cả sự ưng thuận của cha mẹ hay người thân thích. Như trong chínhĐiều 76 Bộ dân luật Bắc kỳ cũng quy định con cái đã thành niên hay chưa thành niên, không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được. Có thể nói những quy định này vẫn mang nặng "hơi hướng" của xã hội phong kiến. Những từ ngữ cũng như nội dung mặc dù đã được tác động bởi Bộ luật dân sự Pháp song vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng chính trị phong kiến. Do đó vẫn không có nhiều những quy định mới, tiến bộ về vấn đề kết hôn. Ví dụ như về những trường hợp cấm kết hôn: Cấm lấy người thân thuộc về trực hệ và một số người thân thuộc về bàng hệ như anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, chị dâu, em dâu, anh chồng, em chồng… (Điều 74 Dân luật Bắc kỳ); hay cấm kết hôn trong thời kỳ cư tang, tang cha mẹ hoặc tang

chồng là 27 tháng, tang vợ là 12 tháng… Những quy định cấm kết hôn này cũng gần giống như những quy định trong thời kỳ phong kiến, và đặc biệt giống ở sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. Nếu như cư tang chồng là 27 tháng, người vợ không được phép kết hôn, thì ngược lại, đối với chồng chỉ bị cấmkết hôn trong thời gian cư tang vợ là 12 tháng. Về nghi thức kết hôn lại càng có nhiều điểm giống với pháp luật phong kiến, trong quy định của cả ba Bộ luật này đều có những nghi thức như ước hôn, kết hôn và là những thủ tục theo phong tục tập quán. Tuy nhiên, tại Bộ dân luật Bắc kỳ cũng ghi nhận được một điểm mới đó là việc kết hôn phải được khai với chính quyền (hộ lại) thì mới có giá trị pháp lý, nếu như không đăng ký tại chính quyền và không công bố thì coi như việc kết hôn đó là kết hôn trái pháp luật.

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn lịch sử trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, những quy định về dân sự, hôn nhân và gia đình cũng đã bước đầu được quan tâm ghi nhận cũng như có những tiến bộ bước đầu. Qua những điều kiện kết hôn được ghi nhận, có thể liệt kê ra một số loại kết hôn trái pháp luật do vi phạm những điều kiện như: vi phạm về độ tuổi, vi phạm về yếu tố tự nguyện, vi phạm về thủ tục đăng ký…Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là những quan niệm được đưa ra, còn việc xử lý chúng như thế nào cũng như hậu quả pháp lý của việc xử lý đó thì vẫn chưa được quy định đầy đủ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)