5. Kết cấu chính của luận văn
3.4.1. Về phía nhà nước
Nhằm thiện công tác kế toán doanh thu, chi phívà xác định kết quả kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp đề ra, Nhà nước cần đề ra những giải pháp hỗ trợ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đúng theo những định hướng mà đã đề ra. Cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán. Bên cạnh đó, sửa đổi và ban hành Luật kế toán phù hợp với tình hình kinh tế mới, đồng thời đưa ra những văn bản hướng dẫn thi hành, thông tư, nghị định cụ thể giúp cho việc thực hiện diễn ra đồng bộ trong cộng đồng Kế toán.
Thứ hai, quy định về việc cập nhật các kiến thức cho kế toán viên hành nghề đồng thời tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động kế toán. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Nhà nước cần khuyến khích các kế toán viên có những ý tưởng giải pháp áp dụng thành tựu công nghệ trong công tác kế toán hiện nay vừa đảm bảo phát chất lượng công việc vừa nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của chính những kế toán viên.
Thứ ba, Nhà nước không ngừng kiểm tra kế toán, kiểm tra các hoạt động dịch vụ kế toán, giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ hiện hành của kế toán đặc biệt là việc quản lý lưu trữ hồ sơ sổ sách kế toán của các doanh nghiệp. Từ đó, định hướng hành vi của kế toán đực biệt liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện chuẩn chỉnh và có hiệu quả. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi kế toán viên với công việc của mình, đồng thời nâng cao sự cẩn trọng tỉ mẫn trong công việc.
Thứ tư, trước tình hình nên kinh tế chịu nhiều áp lực với dịch bệnh hiện nay, doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn, Nhà nước cần có những hỗ trợ về chính sách thuế, ưu đãi trợ giá cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục hoạt động và tìm ra các giải pháp kinh doanh nhằm cải thiện tình hình