Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu 140 kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TNHH đầu tư THƯƠNG mại và XUẤT NHẬP KHẨU NAM hải (Trang 34)

5. Kết cấu chính của luận văn

1.2.3.Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

 Nội dung doanh thu tài chính và chi phí tài chính

 Doanh thu tài chính:

- Doanh thu tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả hai (2) điều kiện sau:

+ Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Tiền lãi (lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, bán hàng trả góp); Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con; Cổ tức và lợi nhuận được chia; Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ; Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính.

 Chi phí hoạt động tài chính:

- Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính; đầu tư liên doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con (chi phí nắm giữ, thanh lý, chuyển nhượng các khoản đầu tư,

các khoản lỗ trong đầu tư...); Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ; Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ; Chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ; Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.

 Chứng từ kế toán sử dụng:

Các loại chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: Phiếu tính lãi tiền gửi, Phiếu tính lãi đi vay, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có

 Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

Ngoài ra có các TK liên quan khác: 111, 112, 3387, 121, 221, ...

Sơ đồ 1. 4: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 1.2.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Nội dung chi phí bán hàng bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra tùy hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị mà tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” có thể mở thêm một số nội dung chi phí.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

 Chứng từ kế toán sử dụng:

Chứng từ được sử dụng bao gồm: Phiếu xuất kho, Bảng tính và phân bổ tiền lương, Hóa đơn thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu thu, Phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, Bảng kê thanh toán tạm ứng và các chứng từ khác có liên quan.

 Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh TK này có hai TK cấp 2, bao gồm:

- TK 6421- Chi phí bán hàng

Ngoài ra, trong kế toán chi phí quản lý kinh doanh còn sử dụng các TK liên quan khác: TK 111, TK 112, …

1.2.5. Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác

 Nội dung:

- Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, bao gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Giá trị còn lại hoặc giá bán hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ bán để thuê lại theo phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động; Tiền phạt thu được do khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế; Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; Các khoản thuế được Nhà nước miễn giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp; Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các cá nhân, tổ chức tăng doanh nghiệp; Các khoản thu nhập kinh doanh từ các năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán nay phát hiện ra,..

- Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (bình thường); Giá trị còn lại hoặc giá bán của TSCĐ nhượng bán để thuê lại theo phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động; Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế; Các khoản chi phí do ghi nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; Các chi phí khác...

Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản thanh lý tài sản cố định, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Hợp đồng thanh lí, Hợp đồng thuê, mua, Biên bản xử phạt, …

 Tài khoản sử dụng: TK 711- Thu nhập khác TK 811- Chi phí khác

Ngoài ra, còn có các tài khoản liên quan như TK 111, 112, …

1.2.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nội dung:

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả của hoạt động khác.

 Công thức xác định kết quả kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh = Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quả hoạt động khác Trong đó: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu Kết quả hoạt động tài chính

= Thu nhập của hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính Kết quả hoạt động khác

= Thu nhập của hoạt động khác

- Chi phí của hoạt động khác

+ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. TK 911 dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.

+ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. TK 421 phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Các Tài khoản liên quan khác: TK 511, 632, 6421, 6422, ...

 Sơ đồ hạch toán:

Kết luận chương 1

Toàn bộ chương 1 của luận văn đã tập trung vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất, thương mại theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

Thứ hai, luận văn đề cập đến nội dung cơ bản của công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo mô hình kế toán ở một số nước phát triển trên thế giới (hệ thống kế toán Mỹ, Pháp). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với hoạt động kế toán ở Viêt Nam.

Thứ ba, những vấn đề lý luận cơ bản đó sẽ là cơ sở lý luận quan trọng, là hình mẫu chung về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất thương mại, là cơ sở để xem xét đánh giá thực tế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HẢI

2.1. Tổng quan về công ty

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NAM HẢI

 Tên công ty bằng tiếng anh: NAM HAI INVESTMENT TRADING AND IMPORT EXPORT COMPANY LIMITED

 Địa chỉ: Số nhà 1093 Đường Giải Phóng- Phường Thịnh Liệt- Quận Hoàng Mai- Hà Nội

 Vốn điều lệ: 5.000.000.000

 Loại hình doanh nghiệp:

 Mã số thuế: 0108190187

 Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 0108190187 ngày 19/03/2018 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải là công ty được thành lập vào năm 2018 với tiền thân là doanh nghiệp sản xuất tư nhân kim khí Nam Hải, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu các mặt hàng bulong- ốc vít.

Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0108190187 ngày 19/03/2018 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Tầm nhìn chiến lược của công ty: trở thành thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các loại bu long- ốc vít cho các hạng mục công trình hàng đầu Việt Nam và khẳng định vị thế trong nước.

Với phương châm “Uy tín- Chất lượng- Dịch vụ chuyên nghiệp”, Kim khí Nam Hải đã từng bước phát triển một cách vững vàng với mong muốn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, cùng với thái độ làm việc chuyên nghiệp và tận tình của đội ngũ nhân viên.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh của mình dựa trên các lĩnh vực đã đăng kí, bao gồm:

- Nhập khẩu, gia công các sản phẩm bu lông- ốc vít phổ biến và theo yêu cầu chính xác của bản vẽ:

+ Bulong Inox, ốc Inox, Vít Inox + Bulong các loại

+ Vít các loại

- Ngoài ra: Công ty còn thực hiện

+ Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp

+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Sản phẩm chính:

+ Bulong, ốc vít các loại: SUS 201/304/316/316L/410

+ Bulong cường độ cao: 4.8/5.6/6.8/8.8/10.9/12.9/F10T (JIS B1186)/ S10T (JSS-II-09)/A325/A490

+ Các loại bulong đặc thù, yêu cầu chính xác theo bản vẽ phục vụ cho các ngành: Giao thông, viễn thông, điện lực, cơ khí, đóng tàu, kết cấu nhà thép, nhiệt điện, lọc hóa dầu, cấp thoát

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty TNHH Đầutư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải)

Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải hoạt động theo mô hình công ty độc lập

Ban lãnh đạo công ty bao gồm: 1 giám đốc và 1 Kế toán trưởng

Các phòng ban chức năng và các đội trực thuộc: - Phòng Kế toán tài chính

- Phòng Hành chính - Phòng Kinh doanh

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Giám đốc

Giám đốc công ty là người điều hành chung mọi hoạt động của công ty, là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất cũng như kết quả sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty sao cho hiệu quả, đúng pháp luật, duy trì kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác.

Đồng thời cũng kiểm tra, nghiệm thu các phương án kỹ thuật mà phòng kỹ thuật nêu ra, là người quyết định phương án kỹ thuật

GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH

có được thông qua hay không. Giám sát, nghiệm thu công trình trước khi hoàn thành giao cho khách hàng.

Kế toán trưởng

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chế độ kế toán, thống kê, quản lý tài chính của công ty.

Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, trực tiếp điều hành phòng Kế toán - Tài chính.

Phòng Kế toán- Tài chính

Xây dựng hệ thống tổ chức kế toán thống kế toán đơn vị ngày một hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh và chế độ tài chính kế toán hiện hành.

Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ kế toán quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát hiện và phản ánh kịp thời những vi phạm tài sản, vi phạm chế độ thu chi tài chính. Cung cấp kịp thời, chính xác số liệu tài chính, tham mưu giúp việc cho giám đốc trong doanh nghiệp, quản lý Kinh tế - Tài chính của doanh nghiệp, nhằm sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, đảm bảo quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì liên tục và đạt hiệu quả cao.

Phòng Hành chính

Tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng ngành nghề công việc. Thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách chế độ nhà nước và quy chế của công ty. Và làm các công việc của phòng tài chính kế toán.

Phòng Kinh doanh

Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời nghiên cứu

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN DOANH THU, CÔNG NỢ KẾ TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN THANH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG THỦ QUỸ KIÊM THỦ KHO

Sơ đồ 2. : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ chức năng

GHI CHÚ

KẾ TOÁN THUẾ

khách hàng. Tuy nhiên, phòng Kinh doanh còn thực hiện việc đàm phán các hợp đồng kinh tế, chuẩn bị hồ sơ và xây dựng mối quan hệ với các khách hàng và nhà cung cấp.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán có chức năng phản ánh tới giám đốc một cách

Một phần của tài liệu 140 kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TNHH đầu tư THƯƠNG mại và XUẤT NHẬP KHẨU NAM hải (Trang 34)