KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH BIỂN ĐÔNG

Một phần của tài liệu 165 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN DOANH THU bán HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH BIỂN ĐÔNG (Trang 55)

2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Biển Đông 2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty

Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Biển Đông

Mã số thuế: 0200156406

Địa chỉ: Đội 7, thôn Rực Liễn, Xã Thuỷ Sơn, Huyện Thuỷ Nguyên,

Thành phố Hải Phòng

Người ĐDPL: Ông Phạm Văn Sông

Ngày hoạt động: 11/04/1995

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng

Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán gỗ và sản xuất đồ gỗ 2.1.1.2. Quá trình hình thành và lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH Biển Đông là một đơn vị chuyên Tư vấn - Thiết kế nội thất - Thi công trang trí nội thất. Sản xuất thi công đồ gỗ cao cấp: cửa gỗ, tủ bếp, cầu thang, sàn gỗ... theo yêu cầu khách hàng.

Công ty TNHH Biển Đông đã không ngừng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, là đơn vị có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và mua bán đồ gỗ tại Việt Nam. Sản phẩm của Công ty đã được đón nhận không chỉ trong thị trường nội địa mà còn cả trên trường quốc tế. Bằng chứng là công ty hiện nay đã và đang xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Đức ..v.v…

Tư vấn - Thiết kế nội thất công trình; Thi công Trang trí nội - ngoại thất trọn gói ''chìa khóa trao tay'' cho Khách sạn, Biệt thự, Căn hộ, Nhà ở cao cấp....

Sản xuất đồ gỗ: Cửa gỗ, sàn gỗ, tủ bếp, cầu thang, bàn ghế, kệ, giường tủ... Cung cấp các sản phẩm dùng trong trang trí nội thất; Cung cấp kinh doanh nguyên liệu gỗ.

Tầm nhìn, sứ mệnh:

Tầm nhìn: Xây dựng Công ty TNHH Biển Đông với hệ thống quản trị khoa học và minh bạch, phát triển bền vững để trở thành một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam về lĩnh vực Sản xuất đồ gỗ & Trang trí nội thất.

Sứ mệnh: Làm ra những sản phẩm chất lượng cao, những không gian nội thất sang trọng tinh tế, thể hiện thước đo đẳng cấp; Mang lại giá trị thặng dư cao nhất cho cổ đông và cán bộ, nhân viên của Biển Đông; Gắn kết, chia sẻ với cộng đồng xã hội trong tình đồng bào tương thân tương ái.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Ghi chú:

Dòng thông tin quyết định

Ban giám đốc: tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doah và kế hoạch đầu tư của Công ty; xây dựng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của Công ty; kiến nghị về sô lượng và cơ cấu phòng ban của Công ty; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quẩn xuất kinh doanh và quản lý Công ty; chuẩn bị các báo cáo tài chính...

Phòng Thiết kế: Thiết kế ra nhiều mẫu mà chủng loại phù hợp với thị hiếu. Có trách nhiệm chính trong việc thiế kế và tư vấn cho khách hàng về không gian ngôi nhà và nôi thất trang trí thật trang trọng, hợp lý, đẹp mắt và giàu tính nghệ thuật; tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi ; tham mưu cho Ban giám đôc Công ty trong việc định hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.

Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ xác lập kế hoạch kinh doanh theo tháng năm trình Ban giám đôc thông qua; xây dựng phương án huy động vôn; sử dụng nguồn vôn nhàn rỗi của Công ty để đầu tư ra ngoài Công ty nhằm khai thác tôi đa hiệu quả đồng vôn và góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty; tham mưu cho Ban giám đôc Công ty trong việc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả; triển khai và thực hiện các dự án được giao theo đúng tiến độ và đúng quy định của Nhà nước.

Phòng Kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tư nguyên vật liệu cho các phòng ban liên quan. Mua sắm, cung cấp vật tư nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, thi công các công

trình. Chịu trách nhiệm trước ban giám đôc về mọi hoạt động của đơn vị.

Phòng Dự án: có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.

Phòng Hành chính nhân sự: tổ chức thực hiện các chi đạo của Ban giám đôc về quản lý và điều hành nhân sự, tổ chức đại hội, hội nghị của đơn vị, quản lý hành chính, văn thư, quản lý định mức lao động. Bên cạnh đó phòng Quản lý nhân sự và hành chính còn tham mưu cho Ban giám đôc trong việc xét tăng lương, thưởng, tuyển dụng lao động, sa thải, ki kuật, ...theo đúng quy định của Nhà nước và quy chế của Công ty.

Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động về tài chính của Công ty; quản lý các khoản thu-chi, theo dõi nguồn vôn tại văn phòng Công ty và tại các đơn vị trực thuộc; tham mưu cho Ban giám đôc về mặt tài chính cũng như phôi hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty.

Phòng quản lý sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm , mẫu mã theo bản thiết kế mà ban giám đôc phê

duyệt, có trách nhiệm đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, kịp dự án.

Phòng quản lý kho: Thực hiện các công việc, giao dịch xuất/nhập kho

(theo đơn hàng và các yêu cầu bằng văn bản của phòng kinh doanh). Quản lý

kho, tránh hàng hóa bị hỏng hóc, thất lạc trong quá trình lưu kho. Kiểm kê hàng tồn kho, vận chuyển hàng hóa nhập tại kho. Quản lý sổ sách, chứng từ xuất nhập kho, dán tem bảo hành.

2.2. Thực trạng HTTT kế toán xác định doanh thu bán hàng tại Công ty TNHH Biển Đông

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Tại Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán tập trung tại Bộ phận Kế toán và được phân chia thành nhiều phân hệ kế toán khác nhau để đảm bảo tính chuyên môn cao trong quản lý và hiệu quả công việc.

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Ghi chú:

Dòng thông tin quyết định Dòng thông tin phản hồi

Kế toán trưởng

-Là người đứng đầu bộ phận kế toán của công ty.

-Là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý.

-Tổ chức công việc kế toán của doanh nghiệp; điều tra, giám sát việc dùng nguồn tài sản, nguồn tài chính, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

-Tổ chức công việc phù hợp với yêu cầu của luật pháp hiện hành, dựa trên cơ cấu, đặc trưng hoạt động buôn bán của doanh nghiệp.

-Phụ trách việc lập và trình duyệt kế hoạch công việc, các mẫu tài liệu, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán để áp dụng cho việc thể hiện các hoạt động buôn bán của doanh nghiệp; xây dựng việc việc kiểm kê, giám sát các hoạt động buôn bán của doanh nghiệp; dựa vào dõi, giám sát việc phân tích và tổng hợp thông báo nguồn tài chính.

-Bảo đảm tiến độ công việc của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp cũng như tại các chi nhánh trực thuộc đơn vị

-Lãnh đạo, quản lý nhân viên trong bộ phận Kế toán tổng hợp

- Lập các phiếu chi căn cứ vào các chứng từ hợp lệ đã được ký duyệt. Các nội dung trên phiếu chi phải đúng, đầy đủ và chính xác.

- Hạch toán các nghiệp vụ ngân hàng vào sổ sách, báo cáo tài khoản ngân hàng. Theo dõi các hợp đồng vay ngân hàng, báo cáo thời gian trả nợ và số tiền nợ phải trả, tổng tiền nợ của các hợp đồng vay cho kế toán trưởng trước hạn thanh toán 1 tuần.

- Giao dịch với ngân hàng: Làm các thủ tục liên quan đến ngân hàng để vay tiền, mở tài khoản.., lấy sổ phụ tài khoản ngân hàng. Sổ phụ phải lấy hết vào ngày cuối cùng của tháng. Hoàn thành hết các giao dịch với ngân hàng khi có phát sinh.

- Kế toán phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá về giá trị và hiện vật để biết chính xác giá thực tế của từng loại đảm bảo kế hoạch mua, dự trữ và xuất bán đạt hiệu quả

- Lên báo cáo tổng hợp gửi kế toán trưởng khi có yêu cầu  Kế toán công nợ

- Lập các phiếu thu, hạch toán, theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu với khách hàng và lập bảng xác nhận công nợ với khách hàng vào cuối tháng. Đôn đốc đòi nợ khách hàng.

- Nhận bảng tính khuyến mại từ phòng Quản trị bán hàng để bù trừ tiền khuyến mại vào công nợ của khách hàng. Lưu trữ chứng từ, sổ sách và các báo cáo liên quan đầy đủ.

Kế toán bán hàng

- Lập các phiếu thu, hạch toán, theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu với khách hàng và lập bảng xác nhận công nợ với khách hàng vào cuối tháng. Đôn đốc đòi nợ khách hàng.

- Lưu trữ chứng từ, sổ sách và các báo cáo liên quan đầy đủ. - Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng. Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.

- Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Kế toán tài sản cố định

- Kế toán phản ánh, theo dõi kịp thời số hiện có, tình hình biến động của tài sản, đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

hoá đơn mua tài sản, và các chứng từ khác có liên quan, phản ánh giá trị hao mòn trong quá trình sử dụng, tham gia lập kế hoạch sửa chữa tài sản, kiểm kê, đánh giá định kỳ tài sản trong những trường hợp cần thiết.

Kế toán tiền lương

- Kế toán tính lương phải trả cho nhân viên, cùng các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn...Ngoài ra, kế toán còn phải phân tích tình hình sử dụng và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.

- Kế toán tiền lương nhận các thông tin về nhân viên các phòng ban từ các phòng ban và lập bảng chấm công, trích các khoản trích theo lương theo qui định hiện hành, gửi kế toán trưởng phê duyệt, kế toán thanh toán để trả lương nhân viên và gửi báo cáo tổng hợp cho kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo gửi ban lãnh đạo.

Kế toán vốn bằng tiền

- Thực hiện công việc thu, chi theo các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Lập sổ quỹ ghi chép, theo dõi các chứng từ thu, chi phát sinh, tiền tồn quỹ kịp thời và chính xác.

- Lưu trữ chứng từ, sổ sách và báo cáo đầy đủ, kiểm tra tồn quỹ vào cuối ngày, đối chiếu số tiền thực tế với sổ quỹ.

Kế toán vật tư

-Kế toán phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm trong kho về giá trị và hiện vật để biết chính xác giá thực tế của từng loại đảm bảo kế hoạch mua, dự trữ và xuất bán đạt hiệu quả.

-Kế toán vật tư theo dõi và quản lý hàng tồn trong kho. Bộ phận quỹ

-Là người trực tiếp giữ tiền tại két của công ty. Căn cứ vào các phiếu thu chi mà thủ quỹ sẽ có nhiệm vụ giữ và xuất tiền. Đồng thời bộ phận quỹ vào các sổ kế toán để theo dõi và báo với kế toán trưởng.

2.2.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán

- Chế độ kế toán công ty đang áp dụng là Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 - ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính và vận dụng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hình thức ghi sổ kế toán: Hiện tại công ty áp dụng hình thức Kế toán trên máy vi tính với hệ thống mẫu sổ của hình thức Nhật ký chung.

- Niên độ kế toán của công ty trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.

- Công ty thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho là phương pháp thẻ song song

- Phương pháp xác định giá trị hàng hóa nhập, xuất kho: giá trị hàng nhập kho là giá thực tế mua hàng và các chi phí trực tiếp liên quan tới việc mua hàng. Xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ.

- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ

2.2.3. Hệ thống tài khoản sử dụng

- TK 111: Tiền mặt

- TK 112: Tiền gửi ngân hàng - TK 131: Phải thu khách hàng - TK 156: Hàng hóa

- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

- TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá

- TK 5118: Doanh thu khác

- TK 5211: Chiết khấu thương mại - TK 5212: Hàng bán bị trả lại - TK 5213: Giảm giá hàng bán - TK 632: Giá vốn hàng bán  Các tài khoản liên quan + TK 111: Tiền mặt

+ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng + TK 131: Phải thu của khách hàng + TK 155: Thành phẩm

+ TK 632: Giá vốn hàng bán

2.2.4. Hệ thống chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ

- Hoá đơn GTGT

- Hóa đơn HBTL

- Phiếu xuất kho

- Phiếu nhập kho

- Phiếu giảm giá hàng bán

Các chứng từ luân chuyển nội bộ được thiết kế khá phù hợp và cung cấp được những thông tin cần thiết, đáp ứng yêu cầu quản lí công tác bán hàng của Công ty. Sau khi ghi sổ kế toán, các chứng từ được đưa vào lưu trữ và bảo quản cẩn thận.

2.2.5. Hệ thống sổ kế toán sử dụng

- Sổ cái TK 511, TK 521

- Sổ chi tiết TK 511, TK 521

- Sổ chi tiết bán hàng

2.2.6. Hệ thống báo cáo sử dụng

- Bảng kê hóa đơn bán hàng - Báo cáo tổng hợp hàng bán

- Báo cáo doanh thu theo từng mặt hàng

- Báo cáo doanh thu bán hàng theo từng khách hàng - Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng

- Báo cáo giảm trừ doanh thu

2.2.7. Quy trình hạch toán Kế toán Doanh thu bán hàng tại Côngty TNHH Biển Đông ty TNHH Biển Đông

Khi khách hàng mua hàng trực tiếp và chấp nhận việc thanh toán hoặc thanh toán ngay tiền hàng bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp được mở tại ngân hàng, kế toán DTBH lập Phiếu xuất kho, đồng thời

Một phần của tài liệu 165 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN DOANH THU bán HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH BIỂN ĐÔNG (Trang 55)