Cơ sở kế toán dồn tích, cơ sở kế toán tiền mặt

Một phần của tài liệu 228 kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ bán HÀNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG và THƯƠNG mại HÙNG HẰNG (Trang 35 - 38)

+ Kế toán dồn tích theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán chung (VAS 01): “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào

thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền.

Báo cáo tài chính (BCTC) lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Hiểu theo cách đơn giản hơn, đây là phương pháp kế toán mà việc ghi nhận tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí dựa trên nguyên tắc dự thu – dự chi.

+ Với kế toán tiền mặt doanh thu và chi phí được ghi nhận vào thời điểm thu hoặc chi tiền mà không phụ thuộc vào thời điểm phát sinh doanh thu hoặc chi phí là khi nào. Hay nói cách khác, việc ghi nhận doanh thu, chi phí dựa trên nguyên tắc thực thu – thực chi. Các DN sẽ không ghi nhận thu nhập cho đến khi thực sự nhận được nó.

1.3.2. Vận dụng phương pháp chứng từ kế toán để kế toán doanh thu,chi phí và kết quả bán hàng trong DN chi phí và kết quả bán hàng trong DN

-Khái niệm : Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra trạng thái và sự vận động của đối tượng kế toán nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lí và làm căn cứ cho việc xử lí thông tin kế toán.

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán.

Lập chứng từ kế toán là khâu đầu tiên và quan trọng nhằm đảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan và tính pháp lí của nghiệp vụ phát sinh.

- chứng từ kế toán sử dụng để kế toán DT. CP, KQBH :

• Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào

• Hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra

• Tờ khai hải quan

• Phiếu nhập kho

• Biên bản giao hàng

• Bảng báo giá

• Đơn đặt hàng

• Hợp đồng kinh tế

• Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

- Khi tổ chức chứng từ kế toán cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc thống nhất: Theo nguyên tắc này là doanh nghiệp phải tổ chức sử dụng thống nhất hệ thống chứng từ trong các niên độ kế toán.

+ Nguyên tắc đặc thù : Căn cứ vào đặc thù của doanh nghiệp mà lựa chọn hệ thống chứng từ và xây dựng trình tự luân chuyển cho phù hợp với đơn vị mình.

+ Nguyên tắc bằng chứng : Tổ chức sử dụng và ghi chép chứng từ kế toán phải đảm bảo sao cho các chứng từ đó có đủ các yếu tố: hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Có như thế chứng từ mới là bằng chứng đáng tin cậy cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

+ Nguyên tắc cập nhật : Theo nguyên tắc này thì khi tổ chức chứng từ kế toán phải thường xuyên cập nhất các thay đổi về quy định ghi chép, biểu mẫu, lưu trữ chứng từ để đảm bảo chứng từ luôn mang tính pháp lý.

+ Nguyên tắc hiệu quả : Khi tổ chức chứng từ kế toán phải tính đến hiệu quả của công tác tổ chức, phát hành, ghi chép, sử dụng và lưu trữ chứng từ.

1.3.3. Vận dụng phương pháp Tài khoản kế toán để kế toán doanh thu ,chi phí và kết quả bán hàng trong DN chi phí và kết quả bán hàng trong DN

Khái niệm : Phương pháp tài khoản kế toán là một phương pháp kế toán nhằm phần loại đối tượng kế toán thành các đối tượng cụ thể chi tiết, từ đó theo dõi một cách có hệ thống về tình hình hiện có cùng những biến động về đối tượng kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý.

-Tài khoản kế toán sử dụng để kế toán DT. CP, KQBH là nhóm các loại tài khoản doanh thu, tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh, tài khoản thu nhập khác, tài khoản chi phí khác và tài khoản xác định kết quả kinh doanh

1.3.4. Cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả bán hàngtrong DN trong DN

Một phần của tài liệu 228 kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ bán HÀNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG và THƯƠNG mại HÙNG HẰNG (Trang 35 - 38)