của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long đến năm 2021
Trong vài năm qua hoạt động cho vay của chi nhánh đã có những thành tựu đáng kể như dư nợ cho vay KHCN có xu hướng tăng ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu nằm trong mức kiểm soát, khả năng thu hồi nợ tương đối tốt. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ngân hàng TP Bank rất chú trọng vào các sản phẩm dành cho KHCN, hộ cá thể,...trong đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long cũng có phương hướng và hành động cụ thể để phát triển hoạt động cho vay KHCN:
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ giao cho ngành Ngân hàng. Tăng trưởng và nâng cao chất lượng cho vay dựa trên nền tảng KH, đảm bảo tăng trưởng tín dụng KH mới mới cách an toàn, nhằm nâng cao vị thế của chi nhánh
- Thúc đẩy hoạt động cho vay, củng cổ các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của KH nhằm duy trì được KH cũ, thu hút lượng KH mới, phân tán rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó sẽ có chính sách riêng cho KH quen thuộc, thường xuyên giao dịch tại ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng cho vay ngay từ bước tìm kiếm KH tốt, nâng cao chất lượng chấm điểm KH, giám sát thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm giảm thiểu tối đa nợ xấu phát sinh
- Thực hiện kiểm soát lãi suất cho vay, áp dụng mức lãi suất linh hoạt cho từng đối tượng, ngành nghề nhằm thu hút lượng KH tìm hiểu đến sản phẩm dịch vụ.
- Đẩy mạnh hoạt động giám sát, kiểm tra sau vay, thường xuyên theo dõi chặt chẽ hoạt động sau vay của KH, khả năng trả nợ đúng hạn, đảm bảo KH sử dụng vốn đúng mục đích.
- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên, đảm bảo mỗi cán bộ đều có kiến thức tốt về nghiệp vụ, các giao tiếp ứng xử văn minh với KH
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, các thiết bị hiện dại tại chi nhánh nhằm giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó cũng tăng cường các dịch vụ đem lại lợi nhuận như tư vấn đầu tư, thu phí dịch vụ,...
- Tăng hiệu suất sử dụng vốn vay đồng thời giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn bằng cách thẩm định hồ sơ một cách chặt chẽ, không để có khe hở trong quá trình thẩm định hồ sơ dẫn đến sai sót trong quyết định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay, đưa ra các biện pháp kịp thời để xử lí với trường hợp KH sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới khả năng trả nợ đúng hạn thấp.