Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 262 CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 47 - 50)

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018Năm 2019Năm 2020Năm

Thu nhập 692.98 856.2 1121.5 7 Chi phí 647.98 815.22 1066.4 5 Chênh lệch thu - chi 45 40.98 55.12

(Nguồn: Báo cáo tài chính TP Bank– Chi nhánh Thăng Long)

Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận của ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long có sự tăng trưởng không đồng đều. Năm 2018 lợi nhuận của chi nhánh là 45 tỷ đồng, năm 2019 lợi nhuận là 40,98 tỷ đồng, giảm 8,9% so với năm 2018. Tuy nhiên

Có sự tăng trưởng vượt bậc này xuất phát từ việc điều chỉnh lại các chính sách, hoạt động để mức chi phí phát sinh là tối thiểu và tối đa thu nhập tại đơn vị.

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long

2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân

Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với KHCN tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long cũng giống như hầu hết tại các NHTM khác, bao gồm 2 giai đoạn và 7 bước sau:

- Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt hồ sơ Bước 1: Thu thập thông tin KH

Chuyên viên quan hệ KHCN tìm kiếm, trực tiếp làm việc với KH, tìm hiểu về nhu cầu của KH sau đó giới thiệu cho KH các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu đó.

CVKHCN hướng dẫn KH hoàn thành thủ tục, và hồ sơ theo quy định của Ngân hàng. Bộ hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lý (đăng ký kinh doanh, điều lệ,..); hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục,...); hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đã thực hiện); hồ sơ vay vốn (hợp đồng kinh doanh, dự án đầu tư,..) và hồ sơ khác.

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Trong bước này dựa trên cơ sở hồ sơ khách hàng, các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định phải có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tính chính xác và hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, tính khả thi của dự án này như KH có khả năng thực hiện hay không, những rủi ro có thể xảy ra và khả năng trả nợ của KH. Sau đó lập biên bản định giá trong đó nêu rõ thông tin pháp lý của tài sản, giá trị của tài sản được định giá và chuyển cho CVKHCN để tiếp tục xử lí hồ sơ.

Bước 3: Chấp thuận tín dụng và phê duyệt cho vay

Sau khi kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ của KH và kết quả thẩm định KH cùng với các điều kiện vay vốn, CBKH sẽ lập báo cáo đề xuất thẩm định và

phê duyệt tín dụng, có ý kiến độc lập về việc có cho vay hay không cho vay và trình trưởng phòng trước trình cấp có thẩm quyền duyệt cho vay.

Trên cơ sở báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của CBKH, trưởng phòng quan hệ khách hàng xem xét và đưa ra ý kiến độc lập vào báo cáo và quyết định cho vay nếu khoản vay nằm trong thẩm quyền phán quyết hoặc trình Lãnh đạo chi nhánh xem xét quyết định cho vay theo thẩm quyền.

Nếu thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Lãnh đạo chi nhánh: Dựa trên ý kiến của trưởng phòng quan hệ khách hàng, Lãnh đạo chi nhánh xem xét: Duyệt đồng ý cho vay hoặc bổ sung thêm một số thông tin trước khi đưa ra quyết định cho vay. Nếu không đồng ý, Lãnh đạo chi nhánh sẽ đưa ra lý do từ chối, sau đó CBKH có trách nhiệm thông báo cho KH về lý do bị từ chối cho vay.

- Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng Bước 4: Ký kết hợp đồng

Ở bước này sau khi hoàn tất các nội dung trên, CBKH sẽ chuyển hồ sơ liên quan tới khoản vay cho cán bộ quản trị tín dụng, hồ sơ bao gồm: hồ sơ đề xuất, phê duyệt tín dụng; hợp đồng tín dụng; các loại giấy tờ khác và tài liệu liên quan. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng thực hiện lưu giữ hồ sơ theo qui định hiện hành.

Bước 5: Giải ngân vốn vay

Cán bộ QHKH hướng dẫn KH hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, ủy nhiệm chi,... Các hình thức giải ngân gồm có:

 Rút tiền mặt trực tiếp: Áp dụng đối với các khoan vay lương, các nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ, nhu cầu vay cá nhân

 Thanh toán chuyển khoản

 Thanh toán quốc tế theo yêu cầu của KH

Bước 6: Giám sát và kiểm soát khoản vay

Mục đích của việc kiểm tra sau vay là để phát hiện một cách kịp thời hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng đã cam kết với

ngân hàng. Cần theo dõi thật chặt chẽ việc KH có trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn trong hợp đồng đã kí kết hay không.

Bên cạnh đó, trong thời gian cho vay phát sinh rất nhiều vấn đề như: điều chỉnh kì hạn nợ, chuyển nọ quá hạn, nợ khó đòi, xử lý thu hồi nợ quá hạn, xử lý tranh chấp hợp đồng và một số xử lý khác. Việc giám sát chặt chẽ là phương pháp tốt để xử lí các phát sinh một cách hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 7: Thanh toán hợp đồng và lưu trữ hồ sơ

- Tất toán khoản vay: Khi KH trả hết nợ, các cán bộ bên liên quan thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí, ... để tất toán khoản vay và thanh lý hợp đồng.

- Giải tỏa các hợp đồng và bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của TP Bank

- Cán bộ thực hiện lưu trữ quản lý hồ sơ của TP Bank

2.2.2. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu 262 CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 47 - 50)