Cơ cấu bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu 262 CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 29 - 42)

Ngân hàng TMCP Tiên Phong được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Các hoạt động của TPBank tuân thủ Luật Doanh nghiệp, Luật các Tổ chức tín dụng và Điều lệ TPBank đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. TPBank hiện không có công ty con, công ty liên kết.

b.Cơ cấu cổ đông của Công ty

Theo Sổ cổ đông chốt ngày 21/03/2018, công ty có 611 cổ đông trong đó có 593 cổ đông cá nhân và 18 cổ đông tổ chức. 3 cổ đông lớn sở hữu nhiều trên 5% tổng số cổ phần của TPBank lần lượt là CTCP FPT (8,68%), CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI (7,60%), Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (5,14%).

Hội đồng quản trị:

- ÔNG ĐỖ MINH PHÚ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị

- ÔNG ĐỖ ANH TÚ: Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị

- ÔNG LÊ QUANG TIẾN: Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị

- ÔNG SHUZO SHIKATA: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị

- ÔNG SHUZO SHIKATA: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị

- ÔNG PHẠM CÔNG TỨ: Thành viên Hội đồng Quản trị

- BÀ NGUYỄN THU HÀ: Thành viên Hội đồng Quản trị

- ÔNG EICHIRO SO: Thành viên Hội đồng Quản trị

- BÀ ĐỖ THỊ NHUNG: Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập

Ban kiểm soát

- BÀ NGUYỄN THỊ BẢO: Trưởng Ban Kiểm soát

- ÔNG THÁI DUY NGHĨA: Thành viên Ban Kiểm soát chuyên trách - Giám đốc TT Kiểm toán nội bộ

- BÀ NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT: Thành viên Ban Kiểm soát không chuyên trách

Ban điều hành

- ÔNG NGUYỄN HƯNG: Tổng Giám Đốc

- ÔNG ĐINH VĂN CHIẾN: PTGĐ - Giám đốc Khối Ngân hàng Cá nhân

- BÀ TRƯƠNG THỊ HOÀNG LAN: PTGĐ- Giám đốc Khối Đầu tư và Khách hàng Doanh nghiệp lớn

- ÔNG NGUYỄN VIỆT ANH: PTGĐ - Giám đốc Khối Nguồn vốn & Thị trường tài chính

- ÔNG KHÚC VĂN HỌA: PTGĐ - Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp

- ÔNG PHẠM ĐÔNG ANH PTGĐ: - Giám đốc Khối Vận hành

- ÔNG NGUYỄN HỒNG QUÂN: PTGĐ - Giám đốc Khối Quản trị Rủi ro

- ÔNG LÊ HỒNG NAM: PTGĐ - Giám đốc Khối Tín dụng

- ÔNG NGUYỄN LÂM HOÀNG: Giám đốc Khối Tài Chính

- ÔNG BÙI QUANG CƯƠNG: Giám đốc Khối Công nghệ Thông tin

- ÔNG NGUYỄN XUÂN THANH: Giám đốc Khối Quản trị Nguồn nhân lực

- ÔNG NGUYỄN HỮU THANH: Giám đốc Khối Pháp chế và Xử lý nợ

c. Sơ đồ tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (AGM) Hội đồng Quản trị (BOD) Tổng giám đốc (CEO)

Ủy ban điều hành Ban Kiểm soát

Trung tâm Kiểm toán Nội bộ

Ủy ban Nhân sự

Ủy ban Quản trị rủi ro Ủy ban Tài sản

có- Tài sản nợ Ủy ban tín

dụng Ủy ban đầu tư

Khối vận hành Khối Quản trị nguồn nhân lực Khối CNTT Trung tâm truyền thông, QLTH và Marketing Khối Tài chính Khối quản trị rủi ro Khối Pháp chế, giám sát và xử lí nợ Khối Tín dụng Khối Ngân hàng bán buôn Khối Ngân hàng cá nhân Khối Ngân hàng Doanh nghiệp Khối bán trực tiếp Khối nguồn vốn và thị trường tài chính Khối Đầu tư và Ngân hàng Lưu ký

d. Cơ cấu nhân lực

Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng vào ngày 31 tháng 12 năm 2019 là 6.200 người (tại ngày 31 tháng 12 năm 2018: 4.985 người).

e. Tầm nhìn, sứ mệnh

Tầm nhìn

- Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Sứ mệnh

- TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao - TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền

vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.

- TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.

- TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.

f. Giá trị cốt lõi

-

-

5 giá trị cốt lõi trên chính là nền tảng để TPBank xây dựng thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai:

- Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, là đạo đức nghề nghiệp và phẩm giá

hàng đầu với mỗi cán bộ ngân hàng.

- Sáng tạo: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột phá

trong giải pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và Khách hàng.

- Cầu tiến: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở

trường, năng lực nội tại, tiềm năng của mỗi cá nhân và đơn vị. Ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân vươn tới sự hoàn hảo.

- Hợp lực: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ trong công việc, nhận thức rõ giá trị của các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng.

- Bền bỉ: Là kiên định, vững chí vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi

đến thành công

- TPBank lọt vào Top 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam uy tín năm 2020 (theo VNR 500)

- TPBank xếp hạng 73/500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2020

- TPBank được tổ chức HR Asia trao giải "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2020"

- TPBank được đánh giá thuộc Top 4 Ngân hàng Thương mại cổ phần tư nhân uy tín năm 2020 (theo VNR500)

- TPBank được trao 3 giải thưởng bao gồm “Best Digital Banking" - Ngân hàng số tốt nhất”; "Best Saving Account - Sản phẩm Tiết kiệm tốt nhất" và "Best Branch Innovation - Ngân hàng có mạng lưới đổi mới nhất Việt Nam" do The Asian Banker bình chọn.

h. Đôi nét về tình hình kinh doanh của ngân hàng Thương mại và Cổ phần Tiên Phong

Hoạt động huy động vốn

- Số vốn điều lệ của Ngân hàng tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019 là 8.565.892 triệu đồng (tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2018: 8.565.892 triệu đồng).

- Huy động vốn hoạt động được TPBank chú trọng nhằm đảm bảo nguồn giải ngân cho hoạt động cho vay, an toàn thanh khoản và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng, đầu tư.

- Các sản phẩm huy động vốn của TPBank đáp ứng tốt nhu cầu tiền gửi, thanh toán của dân cư, tổ chức và doanh nghiệp bằng ngoại tệ và nội tệ.

- Tổng huy động đạt gần 147,8 nghìn tỷ đồng, trong đó cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cũng có sự thay đổi về chất khi huy động thị trường 1 đạt 107,3 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 26% so với cuối năm 2018 (tương đương 22.475 tỷ đồng).

- Trên thị trường 1 (khách hàng là cá nhân và các tổ chức kinh tế),

TPBank đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, cạnh tranh, bao gồm:

 Các tài khoản tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, đầu kỳ, hoặc định kỳ; Tài khoản rút gốc linh hoạt

 Chứng chỉ tiền gửi theo các kỳ hạn

 Trái phiếu tổ chức tín dụng;

 Tài khoản thông minh EZLink; Uy tín trong quá trình hoạt động, chính sách lãi suất phù hợp, các chương trình khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn đã khiến thương hiệu và hoạt động của TPBank có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường dân cư.

Thị trường 2: Là mảng thị trường tập trung vào các định chế tài chính (Tổ chức tín dụng, công ty tài chính…). Bên cạnh việc huy động

vốn trên thị trường liên ngân hàng, TPBank đồng thời tham gia nhận vốn tài trợ của các định chế quốc tế như IFC, ADB trong các chương trình tài trợ thương mại.

- Hoạt động huy động vốn của TPBank biến chuyển tốt qua các năm, có sự kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn từ khu vực dân cư/tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng tùy theo tình hình thanh khoản và cơ hội phát triển danh mục tài sản có.

Hoạt động tín dụng

- Hoạt động tín dụng của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tốt đồng thời vẫn đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp phép, với tổng dư nợ đạt 101,5 nghìn tỷ đồng. Chất lượng tín dụng của TPBank được kiểm soát chặt, với mức nợ xấu ở mức 1,28% thấp hơn so với quy định của NHNN.

- Chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng chiến lược của Ngân hàng Nhà nước cũng như của nội tại TPBank đã phát huy tác dụng trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản tại TPBank trong thời gian qua.

- Dư nợ tín dụng thị trường 1 đến cuối năm 2019 toàn hàng đạt 101.520 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 96.694 tỷ đồng, trái phiếu doanh nghiệp đạt 4.826 tỷ đồng.

- Đối với phân khúc khách hàng cá nhân, ngoài việc tiếp tục phát triển vững mạnh các lĩnh vực cho vay chủ đạo, các Khối kinh doanh đã nắm bắt được những cơ hội trên thị trường để tăng trưởng dư nợ ngay từ đầu năm 2019 tạo đường dư nợ hình thang nhằm gia tăng lợi nhuận và thị phần cho Ngân hàng. Cho vay khách hàng cá nhân tăng 32% so với cuối năm 2018. Margin cho vay bình quân tăng 0,6%, tăng trưởng thu thuần từ lãi vay.

- Đối với phân khúc khách hàng Doanh nghiệp dư nợ tăng trưởng tốt ở mức 14% so với năm 2018. Cùng với đó là các hoạt động thu phí của các Khối kinh doanh đều tăng trưởng mạnh trong đó thu từ phí bảo hiểm, bảo lãnh và thanh toán quốc tế đang là các nguồn thu phí lớn của Ngân hàng.

Hoạt động định chế tài chính (FI)

- Mở rộng nhiều hạn mức và quan hệ với các Định chế tài chính (ĐCTC) trong nước và nước ngoài, góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể và đảm bảo thanh khoản cho Ngân hàng, hạn mức (MM, FX, TF) từ các ĐCTC trong nước và nước ngoài cho TPBank năm 2019, tăng 40% so với năm 2018. Năm 2019 có 7 ĐCTC nước ngoài cấp mới hạn mức cho TPBank và TPBank cũng là 1 trong số ít Ngân hàng cổ phần được Agribank cấp hạn mức MM Clean mới.

- Tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ TF góp phần vào thu phí dịch vụ, tăng thu nhập ngoài lãi cho TPBank. Ngân hàng được Moody’s giữ xếp hạng B1/Stable trong năm 2019.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán

Qua các năm, TPBank luôn chú trọng để đẩy mạnh kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

- Tích cực phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại quốc tế để hướng ngân hàng thành ngân hàng phục vụ, trong đó chất lượng dịch vụ và đủ nguồn ngoại tệ là biện pháp chú trọng.

- TPBank tích cực bám sát biến động của giá ngoại tệ trong nước và quốc tế, nắm bắt nhu cầu của Khách hàng để chủ động nắm giữ trạng thái ngoại tệ phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ nói riêng và tổng các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ nói chung.

- Tiếp tục chú trọng kiểm soát rủi ro ngoại hối, đảm bảo giữ đúng hạn mức trạng thái ngoại tệ, kiểm soát lỗ, lãi, tiến tới kiểm soát, đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo chuẩn mực quốc tế, tuân thủ quy định của ngân hàng Nhà nước.

Hoạt động ngân hàng đại lý

- Hiện nay, TPBank có quan hệ đại lý với hơn 150 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại trên thế giới. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ với các định chế lớn, có mạng lưới toàn cầu như Citibank, JP Morgan Chase, Standard Chartered Bank, Deutsche Bank, Commerzbank, ICBC… Ngoài ra, TPBank đang tham gia chương trình tài trợ thương mại của IFC và ADB. Dự kiến việc mở rộng hệ thống ngân hàng mạng lưới sẽ là tiền đề thiết yếu cho quá trình triển khai các sản phẩm thanh toán quốc tế của TPBank trong thời gian tới.

Trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu 

- TPBank luôn chú trọng tới công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, TPBank thực hiện rà soát lại toàn bộ danh mục khách hàng, phân loại khách hàng theo thực tế tình hình tài chính như: nhóm khách hàng tài chính tốt, nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh tạm thời gặp khó khăn nhưng có khả năng hồi phục nếu được hỗ trợ, nhóm khách hàng không có khả năng trả nợ.

- Đối với những khách hàng có hoạt động kinh doanh tạm thời gặp khó khăn và chưa thể phục hồi ngay do ảnh hưởng của thị trường, TPBank thường

xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng, hỗ trợ vốn để khách hàng có thể khắc phục được khó khăn. 

- Đối với những khách hàng nợ xấu không còn hoạt động kinh doanh, TPBank đã trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo đúng quy định của NHNN. Đồng thời, TPBank tăng cường công tác thu nợ và áp dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của Nghị quyết số 42 của Quốc hội. Trong trường hợp, Đại diện của TPBank đã làm việc nhiều lần mà khách hàng không hợp tác, TPBank sẽ tiến hành các biện pháp khởi kiện, thi hành án, xử lý phát mại tài sản đảm bảo của khách hàng/ bên bảo đảm để thu hồi nợ.

- Ngoài ra, để khai thác triệt để các ưu đãi, lợi thế, thuận lợi của hoạt động bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), TPBank đã hoàn thiện hồ sơ, bán được nợ cho VAMC theo đúng quy định của pháp luật, góp phần “giãn” tiến độ, đưa nợ xấu vào vùng kiểm soát an toàn.

Mạng lưới chi nhánh

Tại thời điểm 31/12/2019, TPBank có 1 Hội sở chính, 35 chi nhánh, 40 phòng giao dịch, 1 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và 202 máy ATM , CDM và VTM trên cả nước. Đồng thời, việc triển khai chiến lược ngân hàng điện tử, số hóa hệ thống sản phẩm đã đẩy mạnh hiện diện của TPBank, đặc biệt là qua hệ thống LiveBank. Đồng thời, TPBank đang sở hữu gần 200 hệ thống LiveBank trên cả nước, tập trung tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Mạng lưới khách hàng và các loại dịch vụ cho khách hàng

a. Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ (RB)

- Với ưu tiên chiến lược phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khối khách hàng cá nhân đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gầm đây.

b. Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (CB)

- TPBank xác định đối tượng khách hàng SME là các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh với doanh thu hàng năm dưới 1.200 tỷ đồng.

TPBank thực hiện chiến lược thiết kế riêng các gói sản phẩm, giải pháp tài chính đặc thù phục vụ cho đối tượng khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình kinh doanh của TPBank với nhóm khách hàng SME đặt ra các tiêu chí về sự thuận tiện, tiến độ thẩm định, tiến độ giải ngân và nhu cầu khách hàng làm trọng tâm. TPBank hiện đang có hai trung tâm SME có trách nhiệm thúc đẩy bán, thiết kế và đệ trình chính sách sản phẩm với các khách hàng vừa và nhỏ.

c. Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp lớn (CIB và IB)

Một phần của tài liệu 262 CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 29 - 42)