Thực trạng áp dụng pháp luâ ̣t về phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 59 - 64)

1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

2.6. Thực trạng áp dụng pháp luâ ̣t về phân chia di sản thừa kế

Dưới bất cứ chế độ nào sự phát triển của pháp luật luôn gắn liền với lịch sử, văn hóa, truyền thống, đạo đức dân tộc cũng như quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của dân tộc. Và pháp luật sự dân sự nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng cũng không nằm ngoài quá trình phát triển đó.

Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đánh dấu mốc quan trọng chuyển sang thời kì đổi mới của đất nước ta. Trải qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều biến chuyển tích cực về mọi mặt, từng bước tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình hội nhập trong khu vực và thế giới. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả thành công đó, chúng ta cũng gặp không ít những vấn đề về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung và đời sống dân sự nói riêng trong đó có thừa kế, một lĩnh vực chịu tác động lớn của lối sống, đạo đức, phong tục, tập quán. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đó Đảng, Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể là sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005 c ng với hàng loạt những văn bản khác như: Nghị quyết 08-NQ/TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về:“Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp”, Chỉ thị 04-CT/TƯ ngày 26/3/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật và đạo đức, góp phần tạo ra cơ sở vững chắc về mặt pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp về lĩnh vực thừa kế và phân chia di sản thừa kế, đồng thời đảm bảo quyền lợi của mọi người dân khi tham gia vào quan hệ này.

Theo báo cáo tổng kết công tác của ngành Tòa án nhân dân thì:

- Năm 2007, công tác giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 93.090 vụ việc trong tổng số 105.358 vụ việc, đạt 88,4%.

- Năm 2008, công tác giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 88.454 vụ việc trong tổng số 100.539 vụ việc, đạt 88%.

-Năm 2009, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc dân sự, đạt tỉ lệ 90,7%.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng phân chia di sản thừa kế đã nêu ở trên ta cũng nhận thấy những khó khăn nhất định. Bản chất của các tranh chấp thừa kế suy cho c ng là việc xác định kỷ phần khi phân chia di sản thừa kế. Di sản được truyền lại từ thế hệ trước đến thế hệ sau không đơn giản chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Thực tiễn cho thấy tranh chấp về thừa kế và phân chia di sản thừa kế có tính chất phức tạp, tồn tại không ít những vướng mắc khi giải quyết. Nguyên nhân là:

-Một là: Nền kinh tế thị trường bên cạnh những tác động tích cực cũng có những mặt trái mà nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm trong các quan hệ xã hội. Đây cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến các tranh chấp phát sinh. Theo báo cáo và tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao thì việc thụ lý và giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình nói chung và các vụ án về thừa kế nói riêng những năm gần đây đều có sự gia tăng về số lượng, tính chất thì đa dạng, phức tạp hơn. Đáng chú ý là các vụ tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà ở và quyền sử dụng đất, bởi giá trị của các loại tài sản này có nhiều biến động so với trước đây. Nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng lên trong khi đó quỹ đất lại

không hề thay đổi nên giá trị quyền sử dụng đất ngày càng cao, tranh chấp về đất đai và nhà ở trở nên ngày một gay gắt hơn. Trong thời kì nền kinh tế tập trung, bao cấp giá trị của các loại tài sản này không đáng kể nên cũng ít xảy ra tranh chấp, nhưng khi “tấc đất tấc vàng” thì tranh chấp xảy ra là điều dễ hiểu nhất là ở các thành phố lớn, khu đô thị mới... Mặt khác, do sự phát triển của xã hội di sản thừa kế hiện nay, ngoài những tài sản hữu hình còn có những tài sản vô hình như: nhãn hiệu... Trong khi đó các quy định của pháp luật về vấn đề này còn khá chung chung.

-Hai là: Các quy định của pháp luật là căn cứ rất quan trọng để Tòa án giải quyết các vụ việc. Khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế không chỉ áp dụng Bộ luật Dân sự mà còn bị chi phối bởi các văn bản pháp luật liên quan. Vì vậy đòi hỏi sự nhất quán, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật là điều hết sức cần thiết, nên trong những năm qua, Nhà nước ta đã tiến hành sửa đổi và bổ sung nhiều đạo luật quan trọng có nội dung liên quan trực tiếp đến Luật Dân sự như: Luật Đất đai năm 2003, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000... Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một thực tế là án xử không sai theo quy định cũ nhưng lại theo quy định mới lại chưa đúng dẫn đến việc Tòa án cấp trên sửa hoặc hủy ảnh hưởng đến tính ổn định của bản án.

Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao ngày 9/8/2010; năm 2009, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,55% (do nguyên nhân chủ quan là 1,42% và do nguyên nhân khách quan là 0,13%), bị sửa là 2,64% (do nguyên nhân chủ quan là 1,91% và do nguyên nhân khách quan là 0,73%). So với năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan tăng 0,14%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,39%.

Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung ở một số quy định vẫn mang tính chất khung, nên việc áp dụng gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó là việc thiếu hướng dẫn giải thích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến việc áp

Trong những năm trở lại đây, Luật Đất đai có nhiều sửa đổi đổi, bổ sung. Trong khi các vụ việc tranh chấp về đất đai nói chung và tranh chấp thừa kế liên quan đến đất đai ngày càng gia tăng với tính chất phức tạp như đã nói ở trên thì hệ thống văn bản pháp luật tồn tại sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản luật và dưới luật. Sự bất đồng về quan điểm giữa các cơ quan chức năng và cơ quan Tòa án đã khiến cho nhiều vụ án bị kéo dài, xét xử nhiều lần mà vẫn chưa giải quyết thỏa đáng, gây phiền hà, tốn kém cho nhân dân và cả Nhà nước. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Những quy định về đất đai liên quan trực tiếp đến xác định di sản thừa kế quyền sử dụng đất và phân chia di sản là quyền sử dụng đất. Không phải bất cứ ai có quyền sử dụng đất thì người đó cũng có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Điều này phụ thuộc vào đối tượng sử dụng là ai, loại đất và căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của người đó.

Như vậy, việc điều chỉnh các quy định pháp luật cho ph hợp với thực tế là việc tất yếu nhất là khi các vụ án tranh chấp về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế ngày càng trở nên phức tạp. Nhưng việc ban hành chậm; ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân; sửa đổi, bổ sung nội dung chưa sát với đòi hỏi của thực tế đã khiến cho việc áp dụng các quy định của pháp luật thừa kế và phân chia di sản thừa kế còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

- Ba là: Ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các tranh chấp thừa kế. Để pháp luật phát huy hiệu quả vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hộ nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng thì bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc d , trong những năm qua, các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ

biến, giao dục pháp luật nhưng nội dung phổ biến pháp luật còn nặng theo định hướng chủ quan, hình thức phổ biến pháp luật còn máy móc, nhiều điểm không ph hợp với tình hình thực tiễn. Thêm vào đó là sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật đã góp phần khiến công tác này thực sự khó khăn. Những điều này đã dẫn đến nhận thức cửa người dân còn rất hạn chế nhất là ở v ng sâu v ng xa. Họ không nhận thức được hết các quyền và nghĩa vụ của mình nên xảy ra nhiều tranh chấp không đáng có.

Có thể nhận thấy thực trạng này diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay: khi con cái còn nhỏ thì sống với cha mẹ, đến khi lớn lên trưởng thành lập nghiệp hoặc lấy vợ, lấy chồng không chung sống với cha mẹ nữa. Đến lúc cha mẹ mất đi để lại di sản mà không lập di chúc. Do hiểu biết pháp luật hạn chế và tâm lý, tư tưởng phong kiến cho rằng con gái đi lấy chồng thì lo việc nhà chồng không được hưởng di sản của bố mẹ hoặc hưởng kém hơn nên đã xảy ra tranh chấp về phân chia di sản thừa kế. Nhiều người không lập văn bản theo thủ tục luật định khi cho con cái những tài sản lớn như: đất đai, nhà cửa... nên khi xảy ra tranh chấp rất khó để xem xét đảm bảo lợi ích cho chủ thể... Hoặc có những trường hợp việc thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế không được lập thành văn bản, khi có người đòi phân chia lại di sản thì không có căn cứ pháp lý để giải quyết dẫn đến tranh chấp... Mặt khác, chính vì ý thức pháp luật của người dân hạn chế nên khi tham gia tố tụng họ khá lúng túng, phụ thuộc hoàn toàn vào Tòa án. Thực tiễn cũng cho thấy không phải cứ có kiến thức pháp luật là chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của mỗi cá nhân như vì lòng tham, lợi ích cá nhân... hay tình trạng buông xuôi, chấp nhận tiêu cực, vi phạm pháp luật để “được việc” vẫn còn xảy ra khá phổ biến trong nhân dân khiến cho tranh chấp phức tạp, giải quyết không được thỏa đáng.

vướng mắc khi giải quyết các tranh chấp thừa kế và phân chia di sản thừa kế. Số lượng các vụ án thụ lý ngày càng nhiều nhất là tại các thành phố lớn, đi đôi với số lượng, tính chất của các vụ tranh chấp cũng phức tạp hơn. Mà để tiến hành giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế ngoài các chứng cứ do đương sự cung cấp Tòa án phải điều tra xác minh chứng cứ liên quan. Vì phải xử nhiều vụ nên thời gian nghiên cứu, xác minh mỗi vụ án không nhiều nên chất lượng xét xử cũng bị ảnh hưởng. Chưa kể đến có nhiều vụ án cần phải xem xét phong tục, tập quán, truyền thống mới giải quyết được bởi thừa kế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quan hệ đạo đức, tập quán, truyền thống. Ngoài ra, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn non kém, chưa khách quan khi đánh giá chứng cứ, thiếu thực tế...nên dẫn đến tình trạng giải quyết các tranh chấp còn nhiều thiếu sót, không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các đương sự.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)