Hạn chế phân chia di sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 57 - 59)

1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

2.5. Hạn chế phân chia di sản

Việc chia thừa kế được thực hiện kể từ khi xác định được khối di sản của người chết hiện vẫn còn để chia và có người hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên khi đã xác định được các yếu tố trong quan hệ pháp luật thừa kế là chủ thể có quyền hưởng, di sản còn để chia thừa kế và người thừa kế không từ chối quyền hưởng nhưng việc chia di sản chưa được thực hiện được vì các lý do theo quy định tại Điều 686 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hạn chế phân chia di sản: “Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Theo quy định trên, việc hạn chế phân chia xảy ra hai trường hợp:

- Theo định đoạt của người lập di chúc đã được thể hiện rõ di sản chỉ được chia sau một sự kiện hoặc sau thời hạn một năm, hai năm kể từ ngày người để lại di sản chết.

- Theo thỏa thuận của tất cả những người có quyền hưởng di sản. Theo quy định trên, nếu có một hoặc một số người có quyền thừa kế không thỏa thuận được với những người thừa kế khác trong việc xác định thời hạn phân chia di sản thì không thể hạn chế phân chia di sản và di sản được phân chia như trong trường hợp không có sự hạn chế phân chia di sản.

Ngoài hai trường hợp trên, hạn chế phân chia di sản còn được xác định trong trường hợp nếu di sản được chia ngay sau khi đã hội tụ đủ các yếu tố trong quan hệ thừa kế, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ

hoặc chồng còn sống và gia đình thì theo yêu cầu của người còn sống là vợ hoặc chồng của người để lại di sản. Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong một thời hạn nhất định. Thời hạn hạn chế phân chia di sản không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế".

- Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống và gia đình bên còn sống, đó có thể là: không có nhà để ở, mất đất đai để canh tác làm ăn mà đây là nguồn thu nhập chủ yếu để nuôi sống bản thân, gia đình...thì có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản của những người thừa kế nhưng chưa chia trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên không quá ba năm. Điều này là ph hợp với đạo đức xã hội, ít nhất trong khoảng thời gian này họ cũng hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng di sản của người chết để lại, để tự tạo lập cho mình một nguồn thu nhập nhất định thích nghi với hoàn cảnh mới sau này.

Quy định này cho thấy sự thống nhất của hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là với khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong thời hạn nhất định...”và sự hoàn thiện hơn của pháp luật thừa kế nói chung.

Sự hạn chế phân chia di sản sẽ chấm dứt khi hết thời hạn mà Tòa án đã xác định hoặc các bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)