1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
2.4. Phân chia theo pháp luâ ̣t
2.4.1. Phân chia theo pháp luật trong trường hợp xuất hiê ̣n người thừa kế mới
Người thừa kế mới ở đây được hiểu là những người thừa kế xuất hiện sau khi di sản đã được phân chia. Những người này có thể là:
-Con của người để lại di sản, đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và sinh ra còn sống vào sau thời điểm phân chia di sản chỉ dành duy nhất một phần cho người này nhưng sau đó lại xuất hiện việc sinh đôi, sinh ba....
- Hoặc sau khi đã phân chia di sản xong thì xuất hiện thêm người con hoặc cha, mẹ của người để lại di sản lúc này mới được Tòa án công nhận.
- Con hoặc cha, mẹ của người để lại di sản bị Tòa án tuyên là đã chết trước đây nay quay trở về hay có tin tức xác thực là còn sống vào sau thời điểm phân chia di sản thừa kế.
Những người thừa kế mới ở hàng thứ hai và hàng thứ ba cũng xác định như trên.
Theo khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Và tất nhiên thỏa thuận này không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội.
Quy định này tạo sự dễ dàng, thuận lợi trong việc phân chia di sản thừa kế khi người thừa kế mới xuất hiện sau thời điểm phân chia di sản thừa kế. Trên thực tế có nhiều trường hợp, các hiện vật đã phân chia cho người thừa kế, nếu yêu cầu chia lại sẽ rất phức tạp và khó thực hiện. Ngoài ra, việc xác định giá trị tài sản thừa kế để quy đổi thành tiền cho người thừa kế mới sẽ đảm bảo được quyền lợi vật chất của họ.
Tuy nhiên, quy định này cũng tồn tại sự bất cập. Bởi vì, trong nhiều trường hợp di sản thừa kế ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần đối với người thừa kế cần được hưởng. Ví dụ như những vật mang kỷ niệm buồn vui của người đã khuất với người còn sống qua nhiều năm tháng... các hiện vật này rất khó có thể định giá, thậm chí là không gì thay thế được vì vậy việc yêu cầu của pháp luật về việc định giá tài sản thừa kế để thanh toán cho người thừa kế mới là có phần chưa hợp lý.
2.4.2. Phân chia di sản cho người thừa kế thế vị
Theo nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng pháp luật nước ta còn quy định trường hợp thừa kế thế vị: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” (Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Như vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết c ng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà mà bố, mẹ mình (hoặc ông, bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác [12. Tr 347]. Vấn đề thừa kế thế vị được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ khác so với Bộ luật Dân sự năm 1995 ở việc bổ sung thêm trường hợp“chết cùng một thời điểm”, Bộ luật Dân sự năm 2005 xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông, bà còn Bộ luật Dân sự năm 1995 thì không.
này cũng dễ hiểu vì trong thừa kế theo di chúc khi mà người được hưởng thừa kế di sản chết trước hoặc c ng một thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc liên quan đến người đó sẽ không còn hiệu lực. Quy định về trường hợp thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, chắt khi cha, mẹ của họ chết trước hoặc chết c ng thời điểm với ông, bà; những người có quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi gần gũi cho đến đời thứ ba. Những người thừa kế c ng hưởng thế vị từ một người thì phải chia đều nhau phần di sản mà người cha hoặc mẹ, ông hoặc bà của họ nếu còn sống sẽ được hưởng.
Ví dụ: Ông A khi chết để lại khối di sản là 180 triệu, ông không lập di chúc nên khối di sản đó được phân chia theo pháp luật. Ông có vợ là bà B. Có hai người con gái là C và D. C có một người con là N, N có con là M. D có hai người con là E và F. C, D, N chết trước ông A. Ở đây hàng thừa kế thứ nhất của A là B, C và D. Nhưng C và D đã chết trước A. Nên E và F sẽ thay mặt D hưởng số di sản mà đáng lẽ D được hưởng nếu còn sống. M sẽ thay mặt N hưởng di sản. Vậy phần di sản này được chia như sau: C = D = B = 180 triệu: 3 = 60 triệu đồng; 60 triệu đồng của D sẽ được chia đều cho E và F, mỗi người được 30 triệu đồng. 60 triệu đồng còn lại là của M.
Mặt khác, pháp luật cũng quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này”(Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005).
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này" (Điều 679 Bộ luật Dân sự năm2005).
Đây là quy định cho thấy sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng với các con chung của họ, sự phân biệt giữa mẹ kế, cha dượng với mẹ đẻ, cha đẻ. Nếu họ đã tự nguyện coi
nhau như những người thân trong gia đình thể hiện ở việc quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng chồng, vợ cũ với cha dượng, mẹ kế; mẹ kế, cha dượng coi con riêng như con đẻ của mình thì cũng là căn cứ để xác định người thừa kế thế vị.
2.5. Hạn chế phân chia di sản
Việc chia thừa kế được thực hiện kể từ khi xác định được khối di sản của người chết hiện vẫn còn để chia và có người hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên khi đã xác định được các yếu tố trong quan hệ pháp luật thừa kế là chủ thể có quyền hưởng, di sản còn để chia thừa kế và người thừa kế không từ chối quyền hưởng nhưng việc chia di sản chưa được thực hiện được vì các lý do theo quy định tại Điều 686 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hạn chế phân chia di sản: “Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Theo quy định trên, việc hạn chế phân chia xảy ra hai trường hợp:
- Theo định đoạt của người lập di chúc đã được thể hiện rõ di sản chỉ được chia sau một sự kiện hoặc sau thời hạn một năm, hai năm kể từ ngày người để lại di sản chết.
- Theo thỏa thuận của tất cả những người có quyền hưởng di sản. Theo quy định trên, nếu có một hoặc một số người có quyền thừa kế không thỏa thuận được với những người thừa kế khác trong việc xác định thời hạn phân chia di sản thì không thể hạn chế phân chia di sản và di sản được phân chia như trong trường hợp không có sự hạn chế phân chia di sản.
Ngoài hai trường hợp trên, hạn chế phân chia di sản còn được xác định trong trường hợp nếu di sản được chia ngay sau khi đã hội tụ đủ các yếu tố trong quan hệ thừa kế, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ
hoặc chồng còn sống và gia đình thì theo yêu cầu của người còn sống là vợ hoặc chồng của người để lại di sản. Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong một thời hạn nhất định. Thời hạn hạn chế phân chia di sản không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế".
- Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống và gia đình bên còn sống, đó có thể là: không có nhà để ở, mất đất đai để canh tác làm ăn mà đây là nguồn thu nhập chủ yếu để nuôi sống bản thân, gia đình...thì có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản của những người thừa kế nhưng chưa chia trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên không quá ba năm. Điều này là ph hợp với đạo đức xã hội, ít nhất trong khoảng thời gian này họ cũng hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng di sản của người chết để lại, để tự tạo lập cho mình một nguồn thu nhập nhất định thích nghi với hoàn cảnh mới sau này.
Quy định này cho thấy sự thống nhất của hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là với khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong thời hạn nhất định...”và sự hoàn thiện hơn của pháp luật thừa kế nói chung.
Sự hạn chế phân chia di sản sẽ chấm dứt khi hết thời hạn mà Tòa án đã xác định hoặc các bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.
2.6. Thực trạng áp dụng pháp luâ ̣t về phân chia di sản thừa kếDưới bất cứ chế độ nào sự phát triển của pháp luật luôn gắn liền với Dưới bất cứ chế độ nào sự phát triển của pháp luật luôn gắn liền với lịch sử, văn hóa, truyền thống, đạo đức dân tộc cũng như quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của dân tộc. Và pháp luật sự dân sự nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng cũng không nằm ngoài quá trình phát triển đó.
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đánh dấu mốc quan trọng chuyển sang thời kì đổi mới của đất nước ta. Trải qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều biến chuyển tích cực về mọi mặt, từng bước tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình hội nhập trong khu vực và thế giới. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả thành công đó, chúng ta cũng gặp không ít những vấn đề về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung và đời sống dân sự nói riêng trong đó có thừa kế, một lĩnh vực chịu tác động lớn của lối sống, đạo đức, phong tục, tập quán. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đó Đảng, Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể là sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005 c ng với hàng loạt những văn bản khác như: Nghị quyết 08-NQ/TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về:“Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp”, Chỉ thị 04-CT/TƯ ngày 26/3/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật và đạo đức, góp phần tạo ra cơ sở vững chắc về mặt pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp về lĩnh vực thừa kế và phân chia di sản thừa kế, đồng thời đảm bảo quyền lợi của mọi người dân khi tham gia vào quan hệ này.
Theo báo cáo tổng kết công tác của ngành Tòa án nhân dân thì:
- Năm 2007, công tác giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 93.090 vụ việc trong tổng số 105.358 vụ việc, đạt 88,4%.
- Năm 2008, công tác giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 88.454 vụ việc trong tổng số 100.539 vụ việc, đạt 88%.
-Năm 2009, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc dân sự, đạt tỉ lệ 90,7%.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng phân chia di sản thừa kế đã nêu ở trên ta cũng nhận thấy những khó khăn nhất định. Bản chất của các tranh chấp thừa kế suy cho c ng là việc xác định kỷ phần khi phân chia di sản thừa kế. Di sản được truyền lại từ thế hệ trước đến thế hệ sau không đơn giản chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Thực tiễn cho thấy tranh chấp về thừa kế và phân chia di sản thừa kế có tính chất phức tạp, tồn tại không ít những vướng mắc khi giải quyết. Nguyên nhân là:
-Một là: Nền kinh tế thị trường bên cạnh những tác động tích cực cũng có những mặt trái mà nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm trong các quan hệ xã hội. Đây cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến các tranh chấp phát sinh. Theo báo cáo và tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao thì việc thụ lý và giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình nói chung và các vụ án về thừa kế nói riêng những năm gần đây đều có sự gia tăng về số lượng, tính chất thì đa dạng, phức tạp hơn. Đáng chú ý là các vụ tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà ở và quyền sử dụng đất, bởi giá trị của các loại tài sản này có nhiều biến động so với trước đây. Nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng lên trong khi đó quỹ đất lại
không hề thay đổi nên giá trị quyền sử dụng đất ngày càng cao, tranh chấp về đất đai và nhà ở trở nên ngày một gay gắt hơn. Trong thời kì nền kinh tế tập