1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
2.4.2. Phân chia di sản cho người thừa kế thế vị
Theo nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng pháp luật nước ta còn quy định trường hợp thừa kế thế vị: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” (Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Như vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết c ng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà mà bố, mẹ mình (hoặc ông, bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác [12. Tr 347]. Vấn đề thừa kế thế vị được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ khác so với Bộ luật Dân sự năm 1995 ở việc bổ sung thêm trường hợp“chết cùng một thời điểm”, Bộ luật Dân sự năm 2005 xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông, bà còn Bộ luật Dân sự năm 1995 thì không.
này cũng dễ hiểu vì trong thừa kế theo di chúc khi mà người được hưởng thừa kế di sản chết trước hoặc c ng một thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc liên quan đến người đó sẽ không còn hiệu lực. Quy định về trường hợp thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, chắt khi cha, mẹ của họ chết trước hoặc chết c ng thời điểm với ông, bà; những người có quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi gần gũi cho đến đời thứ ba. Những người thừa kế c ng hưởng thế vị từ một người thì phải chia đều nhau phần di sản mà người cha hoặc mẹ, ông hoặc bà của họ nếu còn sống sẽ được hưởng.
Ví dụ: Ông A khi chết để lại khối di sản là 180 triệu, ông không lập di chúc nên khối di sản đó được phân chia theo pháp luật. Ông có vợ là bà B. Có hai người con gái là C và D. C có một người con là N, N có con là M. D có hai người con là E và F. C, D, N chết trước ông A. Ở đây hàng thừa kế thứ nhất của A là B, C và D. Nhưng C và D đã chết trước A. Nên E và F sẽ thay mặt D hưởng số di sản mà đáng lẽ D được hưởng nếu còn sống. M sẽ thay mặt N hưởng di sản. Vậy phần di sản này được chia như sau: C = D = B = 180 triệu: 3 = 60 triệu đồng; 60 triệu đồng của D sẽ được chia đều cho E và F, mỗi người được 30 triệu đồng. 60 triệu đồng còn lại là của M.
Mặt khác, pháp luật cũng quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này”(Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005).
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này" (Điều 679 Bộ luật Dân sự năm2005).
Đây là quy định cho thấy sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng với các con chung của họ, sự phân biệt giữa mẹ kế, cha dượng với mẹ đẻ, cha đẻ. Nếu họ đã tự nguyện coi
nhau như những người thân trong gia đình thể hiện ở việc quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng chồng, vợ cũ với cha dượng, mẹ kế; mẹ kế, cha dượng coi con riêng như con đẻ của mình thì cũng là căn cứ để xác định người thừa kế thế vị.