Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

Chuyển giao công nghệ lạc hậu: Chuyển giao công nghệ thông qua FDI phần lớn được chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty đa quốc gia sang các nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nước ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing.

Nhưng các công ty này rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyển công nghệ do việc bắt chước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Các công ty này lợi dụng sự yếu kém của nước chủ nhà họ đã chuyển giao những công nghệ đã lạc hậu cũ kỹ nhưng giá đắt như giá công nghệ mới làm cho sản xuất sản phẩm kém chất lượng, hàng hoá không tiêu thụ được. Thậm chí nhiều công ty FDI xem các nước nhận đầu tư là nơi tiêu thụ chất thải công nghiệp của họ.

Phụ thuộc vào nền kinh tế nước khác: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc đưa vốn từ nước ngoài vào trong nước để đầu tư dẫn đến nền kinh tế trong nước phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài làm cho nền kinh tế trong nước mất chủ động trong việc điều tiết và sản xuất.

Chi phí thu hút đầu tư: Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm nước chủ nhà phải chịu một khoản rất lớn tiền chi phí cho việc thu hút vốn đầu tư như việc xúc tiến đầu tư chi phí cho bộ máy quản lý, chi phí cho việc giao tiếp, xây dựng cơ sở hạ tầng, mà khoản chi phí này nước chủ nhà chủ yếu chi bằng tiền ngân sách và tiền đi vay. Khoản chi phí này là rất lớn.

Sự can thiệp bất lợi của các tổ chức kinh tế vào nền kinh tế quốc dân. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước chủ nhà họ chỉ muốn đầu tư vào những ngành có lợi nhuận cao (ngành nhạy cảm), họ can thiệp sâu vào ngành kinh tế, can thiệp sâu vào thị trường làm lũng đoạn thị trường trong nước.

Xu hướng đẩy các công ty trong nước phá sản: Các công ty nước ngoài có uy tín, chất lượng, mẫu mã hàng hoá đẹp dẫn đến cạnh tranh rất mạnh đối với hàng hoá trong nước làm cho các hàng hoá sản xuất ở các công ty trong nước không tiêu thụ được đã làm cho các công ty trong nước thua lỗ và họ không còn đủ khả năng để sản xuất tiếp.

Sản xuất hàng hóa không thích hợp và ô nhiễm môi trường: Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang nước chủ nhà họ chưa nghiên cứu kỹ thị

trường dẫn đến sản xuất hàng hoá không phù hợp với thị trường. Ngoài ra, chất thải của các công ty nước ngoài, nhất là các ngành khai thác chế tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở các nước đang phát triển. Đặc biệt là khi họ chuyển giao những công nghệ lạc hậu thì khối lượng chất thải còn tăng lên rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)