Các nghiên cứ uở nướcngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

Bằng cách nào FDI có thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Đây là một kênh truyền dẫn được nhiều nghiên cứu tập trung xem xét, tức là nghiên cứu tác động của FDI đến CDCCKT thông qua các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia này tác động đến các công ty nội địa cùng ngành, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với vấn đề này, Dunning (1977) là một trong những tác giả đề cập sớm nhất, ông cho rằng các công ty nước ngoài thường tham gia vào việc đào tạo các nhà cung cấp địa phương [72]. Tiếp đó, Reuber và cộng sự (1973) cũng đã khẳng định quan điểm, các công ty đa quốc gia tích cực hỗ trợ việc thành lập các nhà cung cấp độc lập tại địa phương [99]. Lim và Pang (1982) cũng nhấn mạnh điều này trong nghiên cứu của họ về ngành công nghiệp điện tử tại Singapore và chỉ rõ vai trò của các công ty đa quốc gia trong việc đề xuất các khả năng kinh doanh và hỗ trợ thành lập các công ty cung cấp, sẵn lòng chịu chi phí ban đầu của việc khuyến khích và bảo trợ các nhà cung cấp địa phương [89].

Blomstrom và cộng sự (1997) đề cập đến tác động của FDI nhằm thúc đẩy CDCCKT của các quốc gia nhận đầu tư thông qua việc chuyển giao và phổ biến công nghệ từ các công ty đa quốc gia nước ngoài đến nước sở tại, vì các công ty nước ngoài này sở hữu và kiểm soát phần lớn công nghệ thương mại của thế giới [65]. Ngoài ra, các tác giả cũng tiến hành kiểm tra tác động của các công ty đa quốc gia đến vấn đề hiệu suất thương mại của nước chủ nhà, và những yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh và cơ cấu kinh tế ở các nước nhận đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách đóng góp vào tăng trưởng năng suất và

xuất khẩu ở nước sở tại. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước sở tại [65]. Tuy nhiên, bản chất chính xác của mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và nền kinh tế nước sở tại dường như khác nhau giữa các ngành công nghiệp và quốc gia. Và đặc điểm của ngành công nghiệp nước sở tại và môi trường chính sách là những yếu tố quan trọng quyết định lợi ích ròng của FDI [65].

Trong một nghiên cứu xem xét toàn diện về tác động của FDI đối với CDCCKT, Aitken và Harrison (1991) sử dụng dữ liệu của các nhà máy sản xuất tại Venezuela trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1989 để kiểm tra tác động của FDI đối với tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp. Họ kết luận rằng các công ty trong nước thể hiện năng suất cao hơn trong các lĩnh vực có tỷ trọng nước ngoài lớn hơn. Ngoài ra, họ cũng thực hiện một số kiểm định chi tiết hơn về sự phân tán địa lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy tác động tích cực của FDI được tích lũy chủ yếu cho các doanh nghiệp trong nước nằm gần các chi nhánh của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, hiệu ứng dường như khác nhau giữa các ngành công nghiệp khác nhau [54].

Nghiên cứu tiếp theo có thể kể đến là của Françoise Nicolas (2003). Tác giả xem xét FDI như một nhân tố quan trọng trong việc cơ cấu lại nền kinh tế Nam Hàn. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân tích và đưa ra kết luận FDI đã tác động như thế nào đến việc cơ cấu lại nền kinh tế Nam Hàn trong quá khứ và tác động này có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai hay không. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nguồn vốn FDI vào Nam Hàn bị giới hạn. Thậm chí cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra, FDI vào Hàn Quốc vẫn ở mức tối thiểu do thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô giới hạn của thị trường địa phương (sự tăng trưởng cũng bị Chính phủ kiểm soát), cũng như lập trường chính sách hạn chế nhà đầu tư nước ngoài.

Mặc dù nguồn vốn FDI vào Nam Hàn bị giới hạn nhưng lại tạo ra hiệu quả trong thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế [76].

Zhao Qiong và cộng sự (2013) với nghiên cứu tập trung vào phân tích ảnh hưởng của FDI đến tối ưu hóa cấu trúc công nghiệp của Trung Quốc. Nghiên cứu này dựa trên khung lý thuyết của UNCTAD (1992, 1999), FDI có tác động sâu rộng đến nước chủ nhà từ các khía cạnh về vốn, công nghệ, vốn nhân lực, thương mại và môi trường tự nhiên. Quan trọng hơn, FDI đã trở thành một nguồn lực thúc đẩy những thay đổi công nghệ ở các nước đang phát triển. FDI từ các công ty đa quốc gia có thể chuyển giao công nghệ tiên tiến, quản lý và kinh nghiệm tiếp thị cho các nước đang phát triển, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng suất của các doanh nghiệp địa phương. Đồng thời, tiến bộ công nghệ cũng có một vị trí quan trọng trong số các yếu tố có thể tác động đến điều chỉnh cấu trúc công nghiệp của một quốc gia. Những thay đổi về cơ cấu công nghiệp do tiến trình công nghệ được coi là con đường bền vững nhất, sôi động và hiệu quả hơn cả. Dựa trên khung lý thuyết này, Zhao Qiong và cộng sự (2013) tiến hành xây dựng và ước lượng mô hình tác động của FDI đến thay đổi cấu trúc công nghiệp của Trung Quốc bằng phương pháp bình phương tuyến tính bé nhất (OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy, FDI có tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc. Do đó, cần định hướng dòng vốn đầu tư FDI thông qua việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc và làm cho mục tiêu đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc [105]

Trong một nghiên cứu khác, Cao và Duan (2015) phân tích thực nghiệm về tác động của FDI đến mức độ đô thị hóa ở các vùng ven biển. Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa FDI và mức độ đô thị hóa ở các tỉnh Giang Tô và Quảng Đông của Trung Quốc tại các khu vực ven biển. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và dữ liệu về FDI thu thập từ 2000 đến 2012 với các biến quan sát bao gồm tốc độ đô thị hóa, cơ cấu

công nghiệp và GDP khu vực của Nam Kinh, Từ Châu, Tô Châu, Vô Tích và 13 thành phố khác ở tỉnh Giang Tô, Quảng Châu, Thâm Quyến và 19 thành phố khác ở tỉnh Quảng Đông để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tốc độ đô thị hóa. Kết quả các mô hình cho thấy, FDI có tương quan chặt chẽ với tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Giang Tô và tỉnh Quảng Đông, tương quan cao với cơ cấu công nghiệp, trong khi đó lại tương quan nghịch với tăng trưởng GDP và mức độ tương quan không cao ở tỉnh Giang Tô, nhưng tương quan nghịch cao ở tỉnh Quảng Đông. Kết quả cho thấy cơ cấu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa chủ yếu gây ra bởi tăng trưởng FDI. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mức độ đô thị hóa ở tỉnh Giang Tô và tỉnh Quảng Đông, trong khi đó Trung Quốc có nhiều tỉnh thuộc vùng ven biển khác [69].

Trong báo cáo của Pinto (2017) cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ngày càng tăng là một trong những động lực của quá trình toàn cầu hóa, đồng thời liên quan đến một số kết quả trọng tâm của nó. Mục đích của bài báo cáo là để xác định tác động của dòng vốn FDI và sự thay đổi cơ cấu đối với sự cạnh tranh của các nước sở tại. Thực tế cho thấy, các quốc gia ngày càng cạnh tranh với nhau trên thị trường quốc tế như về thu hút đầu tư. Chủ đề này đặc biệt liên quan đến chủ thể của tổ chức thực tại Bồ Đào Nha. Dữ liệu thu thập được trong quá trình thực hiện được sử dụng để ước tính mô hình dữ liệu bảng cân bằng cho 28 quốc gia EU, trong giai đoạn 2002 - 2014, để phân tích ảnh hưởng của dòng vốn FDI và các biến số thay đổi cơ cấu đến cạnh tranh của các nước. Kết quả ước tính cho thấy FDI có tác động tiêu cực, mặc dù thấp đến cạnh tranh của các quốc gia, bất kể biến số được sử dụng để đo lường cạnh tranh (tức là năng suất và chỉ số cạnh tranh toàn cầu). Mặt khác, các biến thay đổi cơ cấu cho thấy tác động ước tính tích cực, liên quan đến việc chuyển dịch các nguồn lực, tích lũy vốn (con người và vật chất), công nghệ và đổi mới [98].

Nghiên cứu ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia V4 (cộng hoà Czech, Cộng hoà Slovakia, Hungary, Poland) được thực hiện bởi Fifeková và Nemcová (2015). Kết quả nghiên cứu cho rằng không có cách nào để đánh giá đầy đủ sự phát triển kinh tế của các nước V4 trong

những thập kỷ gần đây mà không tính đến vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù khó đo lường chính xác lợi ích thu được từ FDI nhưng rõ ràng tác động phát triển mang lại lợi ích của FDI đã được chứng minh bằng cả tốc độ thích ứng cơ cấu được tăng tốc sau đó và mức hiệu suất công nghệ cao hơn đạt được ở các nước V4. FDI đã cải thiện các lĩnh vực của tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp và kết quả hoạt động xuất khẩu, làm cho môi trường thị trường của các nền kinh tế được quan sát đều đặn hơn nhiều. FDI như một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , góp phần thu hẹp khoảng cách về hiệu quả hoạt động giữa nhóm V4 và các nước thành viên EU cũ. Bài báo tập trung vào việc đưa ra các giải pháp tạo điều kiện cho dòng vốn FDI chảy vào các nước V4. Khi bắt đầu quá trình chuyển đổi kinh tế, dòng vốn FDI vào các nền kinh tế V4 chủ yếu phụ thuộc vào khả năng đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi và các điều kiện cần thiết cho sự luân chuyển tự do của vốn quốc tế. Trong phần thứ hai của nghiên cứu, tác giả đã tìm cách so sánh dòng vốn FDI vào các nước V4 trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng. Tác động đi lên của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước V4 sau đó được ước tính bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng. Cuối cùng, các tác giả đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa trình độ công nghệ và năng lực hấp thụ của các nền kinh tế đang được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, nhằm vào các tác động tiềm năng của FDI đối với tăng trưởng hiệu quả liên quan đến những sự thay đổi [75].

Apostolov và cộng sự (2017), đã tiến hành nghiên cứu tác động của FDI đến hiệu quả hoạt động và việc khởi nghiệp của các doanh nghiệp trong nước. Bài báo này xem xét các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng

như thế nào đến hiệu quả hoạt động và việc khởi nghiệp của các doanh nghiệp trong nước, một câu hỏi quan trọng đối với các nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự xâm nhập của các yếu tố ngoại sinh và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi. Mục đích của nghiên cứu nhằm điều tra cách thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự hình thành khả năng của các doanh nghiệp trong nước. Vì thế, để đạt được mục đích này, tác giả đã tiến hành lựa chọn Macedonia, một nền kinh tế ở Đông Nam, Châu Âu, làm nghiên cứu điển hình. Tác giả cho rằng rằng sở hữu nước ngoài đã giúp tái cơ cấu và nâng cao năng suất của các doanh nghiệp trong nước. FDI có ảnh hưởng tích cực trong việc củng cố sự hình thành các doanh nghiệp mới và phù hợp với các lý thuyết đã có, đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến người tìm việc để đi làm thay vì bắt đầu kinh doanh riêng. Nhìn chung, kết quả khẳng định tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp nước ngoài trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Tác động của đầu tư nước ngoài nhìn chung là tích cực và có xu hướng ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp trong nước. [57]

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w