Các nghiên cứ uở trong nước

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

Các nghiên cứu về tác động của FDI cũng là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước. Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như sau:

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) về “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Công trình nghiên cứu của tác giả đã phát hiện về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài và đưa ra kiến nghị tạo cơ hội cho việc xuất hiện tác động tràn và hấp thụ tác động tràn tích cực của FDI đối với các công ty trong nước. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề cập đến tác động của FDI tới các khía cạnh là: Thứ nhất, đầu tư có tác động lan toả (tràn), khi đầu tư vào một ngành nào đó, nó sẽ kéo theo nhiều ngành khác phát triển theo; Thứ hai, bản thân nội bộ ngành, khi được đầu tư nó có cơ hội đổi mới và phát triển, từ đó làm thay

đổi về chất có tính dẫn dắt các ngành khác; Thứ ba, nó tạo ra sự cạnh tranh mới giữa cạnh tranh ngành, từ đó tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế; Thứ tư, dưới góc độ nguồn nhân lực, đầu tư sẽ tác động đến việc chuyển đổi nguồn nhân lực. Thay thế nguồn nhân lực chất lượng kém không phù hợp và thu hút nguồn nhân lực mới có chất lượng cao hơn [1]

Trần Quang Đạt (2005) với đề tài“Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam” đã làm rõ vai trò của FDI và CCKT theo ngành kinh tế, từ khi ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987) đến nay. Qua đó, tác giả đã đánh giá thực trạng, vai trò của FDI theo ngành kinh tế tại Việt Nam, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo ngành để phù hợp với thời kỳ CNH - HĐH. Nghiên cứu cũng đã phân tích khá sâu vai trò của FDI tới CCKT theo ngành của Việt Nam, nhưng chưa đề cập nhiều đến FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần, theo vùng và đặc biệt chưa đề cập đến thu hút FDI vào Việt Nam một cách bền vững. Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ phản ánh tổng quan tình hình chung chứ chưa xem xét theo điều kiện kinh tế xã hội và thu hút FDI hướng vào CDCCKT ở một TP cụ thể như TP.HCM [8].

Nguyễn Tiến Long (2011),“Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên” đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xác định mối quan hệ giữa FDI và CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên, sử dụng mô hình phân tích trực trạng tác động của FDI với CDCCKT. Cụ thể là, từ một tỉnh chuyên về luyện gang thép và kinh tế nông nghiệp truyền thống, Thái Nguyên đã chuyển hướng mạnh sang phát triển công nghiệp kỹ thuật cao như: Chế tạo máy chính xác tự động hoá, máy công cụ, công nghệ viễn thông và số hóa. Nông nghiệp chuyển hướng sang nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất an toàn. Mặt khác Thái Nguyên cũng tập trung vào phát triển du lịch văn hoá lịch sử. Từ những nội dung đã phân tích,

luận án đánh giá thực trạng của FDI từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp thu hút FDI nhằm thúc đẩy CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên [15].

Vương Đức Hoàng Quân (2014) với nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại TP.HCM tập trung vào các vấn đề như: cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các mô hình tăng trưởng kinh tế, đánh giá quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp để thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.HCM theo hướng cạnh tranh. Nghiên cứu này đã phân tích đánh giá thực trạng và rút ra các kết luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.HCM trong thời gian qua, đó là các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện vẫn chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự đột phá; Tình trạng kéo dài sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa theo chiều rộng; Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chậm; Hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao; Tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao của TP còn thấp, tính cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn khá yếu so với khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, còn lúng túng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn, nhất là kinh tế đô thị. Trong đó, có những hạn chế do chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua chưa có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh, nhất là các chính sách định hướng cho doanh nghiệp (DN) chuyển từ gia công sang sản xuất. Theo đó, nghiên cứu này chỉ ra TP.HCM cần tập trung đầu tư vào các ngành nhằm tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh với 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng, thế mạnh của TP là: tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, du lịch, bưu chính - viễn thông, vận tải - cảng - kho bãi, khoa học - công nghệ, giáo dục và y tế. Bên cạnh đó cần tăng cường hỗ trợ kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo ổn định, từng bước phát triển, đóng góp GDP ngày càng lớn cho TP.HCM [26].

Lê Thanh Tùng (2016) với nghiên cứu về thực trạng đầu tư FDI vào thị trường bất động sản tại TP.HCM từ khi gia nhập WTO đến nay. Kết quả cho thấy tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM tăng lên rõ rệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể, trong năm 2012, có 08 dự án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 117,60 triệu USD, (vốn đầu tư trung bình là 14,70 triệu USD/ dự án), và trong năm 2013 có 09 dự án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 147triệu USD, (vốn đầu tư trung bình là 16,33triệu USD/ dự án), năm 2014 đã có 13 dự án FDI thuộc lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 634,40 triệu USD, (vốn đầu tư trung bình là 48,80triệu USD/ dự án). Dự báo giai đoạn 2018-2020, nguồn vốn sẽ tăng sẽ gấp 1,7 lần và 2,8 lần so với tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM trong năm 2015. Để thu hút được vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản như những con số dự báo này, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi đầu tư hơn vào lĩnh vực bất động sản bởi vì tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản trong 10 năm qua (2007 - 2016) trung bình chiếm 43,98% của tổng vốn FDI đầu tư trên tất cả các lĩnh vực tại TP.HCM. Hơn thế, Nhà nước cần tiếp tục xoá bỏ các rào cản về đầu tư bất động sản, thường xuyên rà soát các chính sách thương mại và sửa đổi kịp thời các biện pháp thương mại nhằm tạo được tính hấp dẫn, thông thoáng và minh bạch của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bởi vì đây là những biện pháp hữu hiệu thu hút được vốn FDI vào bất động sản tại TP. HCM ngay khi trong thời kỳ bất động sản đóng băng trong giai đoạn 2008 – 2013 [46].

Nguyễn Thị Thanh Vân và cộng sự (2018) cũng đã nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới công nghiệp hóa tại tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã kiểm định thực nghiệm tác động của FDI tới công nghiệp hoá của địa

phương (áp dụng cụ thể đối với tỉnh Thái Nguyên) thông qua các chỉ tiêu đo lường công nghiệp hóa là tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa; Và khẳng định FDI quyết định tới công nghiệp hóa ở địa phương cấp tỉnh và không có tác động ngược lại. Đây là một trong dẫn chứng thực nghiệm tiên phong trong nghiên cứu vấn đề này [47].

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)