Đánh giá kết quả của những nghiên cứu trƣớc và khoảng trống

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

nghiên cứu đặt ra cho luận án

Qua tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên, luận án có thể rút ra được một số đánh giá như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng FDI có tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau trong phát triển kinh tế, trong đó có thúc đẩy CDCCKT. Khẳng định này là cơ sở cho thấy chủ đề nghiên cứu của luận án là có cơ sở về lý thuyết.

Thứ hai, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra cách thức FDI thúc đẩy CDCCKT cũng như các phương pháp để đo lường việc FDI thúc đẩy CDCCKT ở nhiều quốc gia khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau. Đây chính là cơ sở lý thuyết ban đầu cho việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về việc FDI thúc đẩy CDCCKT ở cấp độ địa phương của luận án.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn còn một số các hạn chế như: (1) Trong mỗi giai đoạn, bối cảnh phát triển khác nhau thì tính chất nguồn vốn FDI cũng như xu thế CDCCKT cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, các nghiên cứu trên mặc dù đã phân tích nội dung, cách thức FDI thúc đẩy CDCCKT nhưng ở những giai đoạn trước đây, có thể sẽ không còn hoàn toàn phù hợp với giai đoạn hiện nay. (2) Các nghiên cứu về việc FDI thúc đẩy CDCCKT chủ yếu được nghiên cứu ở góc độ quốc gia, chưa được nghiên cứu nhiều ở cấp độ địa phương. Trong khi đó, thực tế hiện nay, việc phân cấp quản lý vốn FDI cho các địa phương ở Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh, vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất khung lý thuyết để đánh giá FDI thúc đẩy CDCCKT của địa

phương là một khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu. (3) Các nghiên cứu về thu hút FDI, tác động của FDI đối với phát triển kinh tế của TP.HCM đã được thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên một nghiên cứu cụ thể về việc FDI thúc đẩy CDCCKT ngành trong trong bối cảnh hội nhập và KHCN có nhiều thay đổi như hiện nay thì chưa được thực hiện. Chính vì vậy, luận án nghiên cứu thực trạng FDI thúc đẩy CDCCKT ngành của TP.HCM sẽ có các đóng góp về thực tiễn.

Từ các khoảng trống nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nội dung sau: (i) Luận án tổng hợp cơ sở lý luận về việc FDI thúc đẩy CDCCKT ngành ở cấp độ địa phương. Cơ sở lý luận này có thể sử dụng để phân tích ở các thành phố và địa phương khác trong cả nước. (ii) Luận án nghiên cứu toàn diện thực trạng FDI thúc đẩy CDCCKT ngành ở TP.HCM để từ đó rút ra được những thành tựu cũng như hạn chế trong thu hút FDI thúc đẩy CDCCKT ngành của TP và phân tích các nguyên nhân gây ra những hạn chế này để có cơ sở đưa ra định hướng cũng như những giải pháp phù hợp nhằm thu hút FDI thúc đẩy hơn nữa CDCCKT TP.HCM phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển trong thời gian tới.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong Chương 1, nghiên cứu sinh đã tập trung nghiên cứu, tổng thuật các tài liệu, công trình có liên quan đến đề tài của luận án, đó là các vấn đề về CDCCKT, về thu hút FDI nhằm thúc đẩy CDCCKT. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nghiên cứu liên quan, luận án đã xác định được các nội dung có thể kế thừa và qua đó hình thành nên cơ sở lý thuyết ban đầu cho nghiên cứu thu hút FDI thúc đẩy CDCCKT ngành của địa phương. Đồng thời, qua tổng quan các nghiên cứu, luận án cũng chỉ ra các khoảng trống có thể tiếp tục nghiên cứu, gồm: Khung nghiên cứu của FDI thúc đẩy CDCCKT ở cấp độ địa phương trong bối cảnh hội nhập và KHCN phát triển như hiện nay vẫn còn chưa được hoàn thiện; Còn thiếu các nghiên cứu đánh giá toàn diện về thực trạng FDI thúc đẩy CDCCKT ngành của TP.HCM. Những khoảng trống này là những gợi ý để luận án giải quyết trong các chương sau.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

CỦA MỘT ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)