Quan điểm hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện Hiệp

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam . (Trang 76 - 78)

Hiệp Đức trong thời gian tới

Thu NSNN trên địa bàn là nguồn thu quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, quyết định thực hiện các vai trò của NSNN và phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nhanh sức sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất ước nói chung và huyện nhà nói riêng. Vậy, quản lý thu NSNN trên địa bàn Huyện Hiệp Đức trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:

3.1.1. Quản lý thu ngân sách phải dựa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện

3.1.1.1. Chủ trương phát triển KT-XH

Quá trình phát triển đi lên của huyện Hiệp Đức trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN của huyện cần dựa trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, Huyện uỷ, UBND huyện Hiệp Đức nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở huyện hiện nay và sắp đến là thu làm sao để đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không phải nguồn thu trên địa bàn huyện tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tưởng mà quan trọng hơn là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng cường quản lý thu thuế và đảm bảo cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn phát triển. Đó mới là hiệu quả của quản lý thu NSNN.

tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chưa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tư các khoản chi ngân sách, với quan điểm nhận thức "chi để mà thu", "chi vào đâu để nguồn thu được sinh sôi nảy nở". Đó là vấn đề rất quan trọng cần phải quán triệt trong quản lý chi ngân sách. Vấn đề quan trọng nhất ở huyện Hiệp Đức chủ yếu không phải là tìm mọi cách để tăng chi mà là quản lý chi ngân sách như thế nào để tăng thu, tạo môi trường cho sản xuất phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu người nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội là quan trọng nhất.

Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển KT-XH của huyện

Phấn đấu xây dựng huyện Hiệp Đức trở thành vùng kinh tế chủ động phát triển của tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đảng bộ đề ra phương hướng trong nhiệm kỳ tới: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng với chiều sâu theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp. Xây dựng Hiệp Đức thành huyện miền núi có kinh tế, văn hóa phát triển bền vững của tỉnh. Phát triển du lịch kết hợp bảo tồn, phát huy hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị tạo không gian kiến trúc đồng bộ, hiện đại; mở rộng thị trấn Tân An về phía Đông, phía Bắc theo quy hoạch. Nâng cao chất lượng các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và truyền thanh. Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;

không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm quốc phòng an ninh; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái phát triển theo hướng bền vững.

3.1.2. Quản lý thu ngân sáá́ch phải dựa trên đa dạng hóa và khai thác các nguồn thu

Muốn tăng nguồn thu cho NSNN cần phải thực hiện quán triệt trên các khía cạnh sau:

- Mặt dù các lĩnh vực khác nguồn thu còn ít, nhưng phát triển thêm đối tượng nộp thuế theo luật định thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.

- Coi trọng hơn các khoản thu ngoài thuế. Đây là khoản thu tuy nhỏ nhưng có sự đóng góp của mọi người dân trên địa bàn.

3.1.3. Quản lý thu ngân sáá́ch phải xuất phát từ tổ chức tốt bộ máy quản lý thu ngân sách Nhà nước

Muốn quản lý tôt nguồn thu ngân sách trên địa bàn phải chú trọng tới công tác hoàn thiện bộ máy quản lý, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN. Bộ máy một đội ngũ quản lý phải hoạt động thực sự có hiệu quả theo hướng tận thu, chống thất thoát thu. Tuy nhiên, tận thu nhưng không phải “tận diệt”, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, phải khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam . (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w