Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách Nhà nướ cở một số địa phương cùng cấp và

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam . (Trang 34)

cùng cấp và bài học rút ra cho Huyện Hiệp Đức

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách Nhà nước ở một số địa phương cùng cấp

Trên cơ sở khảo sát và thu thập thông tin qua các văn bản, báo cáo của một số huyện của tỉnh Quảng Nam và quận của TP. Đà Nẵng cho thấy, nguồn thu NSNN từ thuế chiếm tỷ lệ khá lớn. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách từ thuế của các địa phương này được khái quát như sau:

* Huyện Tiên Phước - Tỉnh Quảng Nam

nhiên công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ thuế của huyện Tiên Phước được đánh giá cao và thường xuyên được các địa phương khác trong tỉnh và các tỉnh khác tham khảo học hỏi.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ được tiến hành rộng rãi dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của UBND huyện cùng sự phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan truyền thông địa phương tuyên truyền đến từng đối tượng nộp thuế. Chi cục thuế thường xuyên thông qua việc đăng đầy đủ các văn bản về thuế trên các sách, báo, phát thanh, truyền hình và các tờ rơi, tóm tắt văn bản đầy đủ, gọn những việc người nộp thuế phải làm.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thu thuế là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Phương thức đào tạo bồi dưỡng được tiến hành theo bốn cấp: cơ bản, nâng cao, chuyên gia, chuyên đề. Công tác quản lý thu thuế có những biện pháp thủ thuật riêng và những bí quyết để chống lại các hoạt động trốn, lậu thuế có hiệu quả. Vì vậy, sau khi tuyển chọn qua các kỳ thi, Chi cục thuế tổ chức bồi dưỡng thêm kiến thức về thuế theo chức danh, sau đó mới bố trí vào những vị trí công tác cụ thể.

- Đối với cán bộ quản lý thu thuế có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về thuế vẫn có sự tiếp tục bồi dưỡng qua các kỳ học chuyên đề, hoặc gửi vào các trường để bồi dưỡng thêm về lý luận. Xây dựng cơ chế đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thuế để có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

* Huyện Quế Sơn – Tỉnh Quảng Nam

Huyện Quế Sơn nằm cách trung tâm Thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng nam 30 km về phía Tây Bắc và cách Thàng phố Đà nẳng 40km về phía Tây Nam, địa phương có địa giới hành chính giáp ranh với huyện Hiệp Đức, đây cũng là một trong những Huyện với dân số khá đông, gồm có 13 xã và 01 thị trấn. Cơ cấu kinh tế được xác định là: Công nghiệp - dịch vụ du lịch - nông lâm nghiệp.

Công tác quản lý thu NSNN từ thuế được thực hiện trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công

thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, thị trấn tổ chức thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, thị trấn được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.

Việc phân cấp nguồn thu cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 5 năm đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng

Quận Hải Châu là đơn vị có số thu ngân sách hàng năm lớn nhất trong các quận, huyện của TP. Đà Nẵng, với nguồn thu chủ yếu là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh.

Tại Chi cục thuế quận Hải Châu, các đơn vị kinh doanh trước khi bắt đầu hoạt động đều phải kê khai, đăng ký thuế và nhận một mã số riêng cho từng đơn vị, được lưu vào hệ thống máy vi tính. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải được thường xuyên bổ sung vào hồ sơ theo mã số hóa của đơn vị, thuận tiện cho việc tra cứu và xác định các căn cứ tính toán các loại thuế. Mọi đơn vị kinh doanh lớn và vừa phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, sổ sách kế toán. Trong hóa đơn ghi rõ mã số của đơn vị bán, mua hàng để thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ khai thuế được đào tạo chuyên nghiệp.

Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc được trang bị đầy đủ: Trụ sở, mạng máy tính từ cơ quan thuế cấp cao nhất đến cấp cơ sở đều được đáp ứng để cung cấp các thông tin về quản lý thu thuế một cách kịp thời lên cơ quan thuế cấp trên, tạo tiền đề cho quá trình quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao.

1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hiệp Đức

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách ở các địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Tăng cường sự phối hợp giữa UBND, các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong công tác tuyên truyền và đào tao bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Công tác tuyên truyền cần phải có sự phối hợp hơn nữa giữa UBND với các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin đại chúng để phổ biến tuyên truyền công tác thuế đến từng thôn, xóm, từng người nộp thuế.

- Cán bộ thuế phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên, cập nhật chính sách thuế mới đầy đủ để thực hiện công tác thuế tốt nhất.

- Cải tiến quá trình thực hiện công tác kê khai, đăng ký thuế tiến tới vận động người nộp thuế áp dụng kê khai 100% qua mạng internet.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho cán bộ trong cơ quan thuế nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.

- Tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của UBND các xã trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ thuế, bổ sung cán bộ cho các bộ phận khác trong cơ quan thuế.

Kết luận Chương 1

Trong chương này, tác giả đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về thu ngân sách cấp huyện. Đồng thời, tác giả làm rõ công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện qua các nội dung như: lập dự toán thu; tổ chức thực hiện; quyết toán thu ngân sách huyện và kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý thu ngân sách huyện. Chương 1 cũng đề cập đến những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới công tác quản lý thu ngân sách huyện. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra cơ sở thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách huyện ở một số địa phương lân cận trong tỉnh và ngoài tỉnh. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC – TỈNH QUẢNG NAM

GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Nguồn gốc Huyện Hiệp Đức được thành lập theo Quyết định số 289/QĐ-HĐBT, ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở chia cắt 02 xã của huyện Thăng Bình, 04 xã của huyện Quế Sơn và 02 xã thuộc huyện Phước Sơn. (Nguồn: https://m.thuvienphapluat.vn)

Hiệp Đức là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 58 km về hướng Tây, cách Đà Nẵng 73 km về hướng Tây Nam. Phía Đông giáp huyện Tiên Phước; phía Tây giáp huyện Phước Sơn; phía Nam giáp huyện Bắc Trà My; Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình. Tổng diện tích: 496,88km2. Huyện Hiệp Đức hiện nay có tất cả 12 đơn vị hành chính, gồm: 01 thị trấn Tân An và 11 xã (Thăng Phước, Bình Sơn, Quế Thọ, Bình Lâm, Hiệp Thuận, Hiệp Hòa, Quế Bình, Sông Trà, Phước Trà, Phước Gia, Quế Lưu).

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2018 đạt 640,777 tỷ đồng, đạt 98% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra; thu nhập bình quân đạt 27 triệu đồng/người/năm.

Hiệp Đức có tuyến đường giao thông quan trọng: Đường Quốc lộ 14E, là đường nối từ quốc lộ 1A và đường Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

- Điều kiện tự nhiên: Toàn huyện có thể phân chia thành ba dạng địa hình chính: Địa hình vùng rừng núi cao chiếm 57% diện tích với nhiều lâm sản quý hiếm. Địa hình vùng gò đồi chiếm 35,5% diện tích là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi đại gia súc. Địa hình vùng đồng bằng chiếm 7,5% diện tích, đây là khu vực sản xuất lương thực, có nguồn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Khí hậu, nhiệt độ của Hiệp Đức bình quân 26,5 - 270C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 4 mùa.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

- Điều kiện tự nhiên: Toàn huyện có thể phân chia thành ba dạng địa hình chính: Địa hình vùng rừng núi cao chiếm 57% diện tích với nhiều lâm sản quý hiếm. Địa hình vùng gò đồi chiếm 35,5% diện tích là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi đại gia súc. Địa hình vùng đồng bằng chiếm 7,5% diện tích, đây là khu vực sản xuất lương thực, có nguồn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Khí hậu, nhiệt độ của Hiệp Đức bình quân 26,5 - 270C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 4 mùa.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Đặc điểm kinh tế: Kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Năm 2018, huyện Hiệp Đức thực hiện đạt các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất 1334,5 tỷ đồng, tăng 12,95% so với năm 2016; tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 35,5%; tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 12,55; tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 51,89%. Tổng sản lượng lương

thực đạt 13.870 tấn, tăng 6,5% so với năm 2018. Tổng đàn bò 9.690 con, tăng 0,9% so với năm 2018. Tỷ lệ độ che phủ rừng 57%. Đào tạo nghề cho 500 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5-6%, 3/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được đầu tư xây dựng; cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn được quy hoạch và đang kêu gọi đầu tư xây dựng. Giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụ đạt 692,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng (giá so với 2010) 105,06% . Thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của huyện giai đoạn 2016 - 2018, tổng nguồn vốn đầu tư cả giai đoạn là 621,303 tỷ đồng, đạt 83,5% so với chỉ tiêu đề ra; trong đó đầu tư hạ tầng kinh tế 320,143 tỷ đồng và hạ tầng văn hóa, xã hội 301,160 tỷ đồng.

Thu ngân sách đạt 116,546 tỷ đồng, tăng 22,31% so với đầu nhiệm kỳ. Dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 216,623 tỷ đồng cho 3.942 hộ vay; tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 252,209 tỷ đồng cho 10.045 hộ vay; đã góp phần quan trọng cho phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng và công tác giảm nghèo.

- Đặc điểm xã hội: Dân số trung bình của huyện Hiệp Đức năm 2018:

39.582 người, tương ứng 11.501 hộ. Mật độ dân số 79,66 người/km2. Dân số đô thị 3.530 người. Tỷ lệ đô thị hóa 8,92%. Tổng số lao động toàn huyện (năm 2018): 25.337 người, trong đó: Nông lâm thủy sản có 14.140 người (55,81%); Công nghiệp - Xây dựng: 2.618 người (10,33%); Dịch vụ: 7.654 người (30,21%); Các ngành khác: 925 người (3,65%). Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện trong thời gian qua là tập trung phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thương mại dịch.

Toàn huyện có 25 trường học gồm: 8 trường mầm non; 6 trường tiểu học; 5 trường tiểu học và THCS; 3 trường THCS và 1 trường PTDTNT THCS huyện; 2 trường THPT. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được bổ sung, tăng cường. Toàn huyện có 90,14% thôn, khối phố đạt chuẩn văn hóa.

chuẩn bệnh viện hạng III; 02 phòng khám đa khoa khu vực (Phòng khám khu vực Việt An, xã Bình Lâm và Phòng khám khu vực Sông Trà, xã Sông Trà); 10 trạm y tế/12 xã, thị trấn; Tổng số giường bệnh là 85 giường. Ngoài ra còn có 12 phòng khám Tây y, 02 phòng khám Đông y và 18 cơ sở kinh doanh dược phẩm.

Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Giáo dục và đào tạo phát triển toàn diện cả về mạng lưới trường lớp, số lượng và chất lượng. Y tế đáp ứng đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người dân của huyện. Các công trình xây dựng khác như vấn đề nước sạch nông thôn, điện... đã được chính quyền huyện quan tâm. Tại 03 xã vùng cao đã ổn định được vấn đề du canh du cư, giải quyết nước sạch ở các vùng xa đô thị, đưa điện lưới quốc gia tới 12/12 xã, thị trấn của huyện. (Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Hiệp Đức)

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số

1 Tổng dân số Người 39.582

2 Tổng diện tích Km2 496,88

3 Mật độ dân số Người/Km2 79,66

4 Thu nhập bình quân Triệu đồng/người/năm 27

5 Tổng số xã, thị trấn Xã 12

6 Tổng sản lượng lương thực Tấn 13.870

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018

2.1.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn Huyện Hiệp Đức

- Điều kiện tự nhiên, văn hóa tập quán

Điều kiện tự nhiên và văn hóa, tập quán tại bản địa có ảnh hưởng đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một khu vực, địa phương. Ở mỗi khu vực, mỗi vùng điều kiện tự nhiên là khác nhau, yếu tố văn hóa cũng có những đặc điểm riêng biệt do vậy cần phải có những chính sách, thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên và văn hóa của dân cư trên địa bàn. Ví như, với địa phương huyện Hiệp

Đức thường xuyên xãy ra thiên tai, lụt bão, các khoản thu NS của huyện chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các khoản thu khác trong nhân dân sẽ rất khó khăn.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Tình trạng kinh tế của địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nguồn lực tài chính và các nguồn lực tài chính cũng tác động ngược trở lại hiệu quả quá trình

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam . (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w